Đã mắt vườn quýt hồng Lai Vung chín vàng rực chờ tết đến

Đã mắt vườn quýt hồng Lai Vung chín vàng rực chờ tết đến
Chỉ còn tuần nữa là đến Tết Mậu Tuất 2018, thời điểm này ở “vương quốc quýt hồng” Lai Vung - Đồng Tháp đã chín vàng óng, thu hút nhiều thương lái đến thu mua để chuẩn bị đưa ra thị trường các nơi tiêu thụ.
 
Quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp) là đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Với lợi thế được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu thuận lợi, cộng với thổ nhưỡng phù hợp nên chỉ có huyện Lai Vung trồng quýt hồng cho chất lượng ngon, ngọt và màu trái chín rất đẹp mắt.
Quýt hồng Lai Vung được trồng chủ yếu ở 3 xã dọc bờ sông Hậu như xã Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành. Hiện nay có hàng ngàn héc ta với hàng triệu gốc quýt hồng được trồng trên 3 xã này.
Theo thống kê, huyện Lai Vung có hơn 1.000 ha quýt hồng đang cho trái, năng suất bình quân khoảng 30 - 40 tấn/ha.
Quýt hồng Lai Vung đã trở thành thương hiệu nức tiếng. Người dân địa phương gọi cây quýt hồng là “cây trời cho”, bởi khi đem quýt đi trồng nơi khác, hay chỉ cần trồng ra ngoài huyện thì trái không ngọt, chất lượng cũng giảm hẳn.
Hiện tại quýt hồng thương lái vào tận vườn thu mua giá từ 25.000 - 26.000 đồng/kg tăng 10.000 -12.000 đồng/kg so với tháng trước.
Quýt hồng chỉ trồng vào mùa tết cho sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm, quýt được tiêu thụ khắp cả nước và cả xuất khẩu sang Campuchia.
Ưu điểm của quýt hồng là màu sắc đẹp, vàng óng, ngon ngọt và chín đúng vào dịp tết nên được nhiều người ưa chuộng để bày, cúng trong dịp tết đến xuân về.
Ông Trần Văn Thơm ở xã Long Hậu huyện Lai Vung trồng 1ha quýt hồng, mỗi năm thu hoạch khoảng 40-50 tấn trái thu về hàng trăm triệu đồng.
Những ngày giáp tết, thương lái tranh thủ đến tận vườn của dân thu hoạch quýt để kịp giao hàng cho khách
Những năm gần đây vùng trồng quýt hồng đặc sản ngoài bán cho thương lái còn kinh doanh mô hình du lịch “vườn quýt hồng" thu hút rất đông du khách xa gần đến vui chơi, thăm quan, chụp ảnh và thưởng thức quýt ngay tại vườn.
Ông Nguyễn Văn Tường, chủ điểm tham quan vườn quýt Út Tường ở tỉnh lộ 851, xã Tân Thành (huyện Lai Vung) cho biết: Thông thường vào tháng Chạp, vườn quýt hồng chín ửng vàng lúc đó bắt đầu mở cửa cho khách vào tham quan vườn. Giá vé 50.000 đồng/người lớn và 25.000 đồng/trẻ em.
Sau khi điểm vườn du lịch Út Tường thu hút nhiều khách thì một số nông dân ở Lai Vung cũng được chính quyền khuyến khích làm du lịch nông nghiệp. Đến nay có 9 điểm vườn quýt hồng mở cửa đón khách du lịch vào dịp gần tết; bình quân mỗi ngày có hàng ngàn khách đến với vườn quýt hồng đặc sản Lai Vung.
Theo ông Nguyễn Văn Tường cho biết, một mùa quýt hồng tết như vậy đón cả hàng ngàn khách vào vườn tham quan, đông nhất vào thứ 7 chủ nhật. Ngoài việc bán quýt dịp tết còn thu nhập từ khách du lịch đến tham quan vườn được gần 100 triệu đồng/mùa.
Ông Lưu Văn Tín, Giám đốc hợp tác xã Quýt hồng Lai Vung, cho biết, ngoài việc canh tác quýt hồng bán trái, thì vài năm nay những nông dân Lai Vung sản xuất quýt hồng kiểng để phục vụ người dân TP.HCM và các nơi có nhu cầu chơi tết.
Nhưng năm nay do thời tiết không thuận lợi, cộng với nhuận 2 tháng 6 âm lịch nên việc xử lý cho quýt hồng ra hoa và đậu trái gặp khó khăn.
Ngoài ra, tình trạng dịch bệnh vàng lá trên cây quýt hồng tái phát khá mạnh, làm ảnh hưởng khoảng 20-30% diện tích vườn quýt… Từ đó khiến năng suất quýt hồng bị giảm khoảng 30% so với mọi năm.
 
Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn
Quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp) là đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Với lợi thế được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu thuận lợi, cộng với thổ nhưỡng phù hợp nên chỉ có huyện Lai Vung trồng quýt hồng cho chất lượng ngon, ngọt và màu trái chín rất đẹp mắt.
Quýt hồng Lai Vung được trồng chủ yếu ở 3 xã dọc bờ sông Hậu như xã Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành. Hiện nay có hàng ngàn héc ta với hàng triệu gốc quýt hồng được trồng trên 3 xã này.
Theo thống kê, huyện Lai Vung có hơn 1.000 ha quýt hồng đang cho trái, năng suất bình quân khoảng 30 - 40 tấn/ha.
Quýt hồng Lai Vung đã trở thành thương hiệu nức tiếng. Người dân địa phương gọi cây quýt hồng là “cây trời cho”, bởi khi đem quýt đi trồng nơi khác, hay chỉ cần trồng ra ngoài huyện thì trái không ngọt, chất lượng cũng giảm hẳn.
Hiện tại quýt hồng thương lái vào tận vườn thu mua giá từ 25.000 - 26.000 đồng/kg tăng 10.000 -12.000 đồng/kg so với tháng trước.
Quýt hồng chỉ trồng vào mùa tết cho sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm, quýt được tiêu thụ khắp cả nước và cả xuất khẩu sang Campuchia.
Ưu điểm của quýt hồng là màu sắc đẹp, vàng óng, ngon ngọt và chín đúng vào dịp tết nên được nhiều người ưa chuộng để bày, cúng trong dịp tết đến xuân về.
Ông Trần Văn Thơm ở xã Long Hậu huyện Lai Vung trồng 1ha quýt hồng, mỗi năm thu hoạch khoảng 40-50 tấn trái thu về hàng trăm triệu đồng.
Những ngày giáp tết, thương lái tranh thủ đến tận vườn của dân thu hoạch quýt để kịp giao hàng cho khách
Những năm gần đây vùng trồng quýt hồng đặc sản ngoài bán cho thương lái còn kinh doanh mô hình du lịch “vườn quýt hồng" thu hút rất đông du khách xa gần đến vui chơi, thăm quan, chụp ảnh và thưởng thức quýt ngay tại vườn.
Ông Nguyễn Văn Tường, chủ điểm tham quan vườn quýt Út Tường ở tỉnh lộ 851, xã Tân Thành (huyện Lai Vung) cho biết: Thông thường vào tháng Chạp, vườn quýt hồng chín ửng vàng lúc đó bắt đầu mở cửa cho khách vào tham quan vườn. Giá vé 50.000 đồng/người lớn và 25.000 đồng/trẻ em.
Sau khi điểm vườn du lịch Út Tường thu hút nhiều khách thì một số nông dân ở Lai Vung cũng được chính quyền khuyến khích làm du lịch nông nghiệp. Đến nay có 9 điểm vườn quýt hồng mở cửa đón khách du lịch vào dịp gần tết; bình quân mỗi ngày có hàng ngàn khách đến với vườn quýt hồng đặc sản Lai Vung.
Theo ông Nguyễn Văn Tường cho biết, một mùa quýt hồng tết như vậy đón cả hàng ngàn khách vào vườn tham quan, đông nhất vào thứ 7 chủ nhật. Ngoài việc bán quýt dịp tết còn thu nhập từ khách du lịch đến tham quan vườn được gần 100 triệu đồng/mùa.
Ông Lưu Văn Tín, Giám đốc hợp tác xã Quýt hồng Lai Vung, cho biết, ngoài việc canh tác quýt hồng bán trái, thì vài năm nay những nông dân Lai Vung sản xuất quýt hồng kiểng để phục vụ người dân TP.HCM và các nơi có nhu cầu chơi tết.
Nhưng năm nay do thời tiết không thuận lợi, cộng với nhuận 2 tháng 6 âm lịch nên việc xử lý cho quýt hồng ra hoa và đậu trái gặp khó khăn.
Ngoài ra, tình trạng dịch bệnh vàng lá trên cây quýt hồng tái phát khá mạnh, làm ảnh hưởng khoảng 20-30% diện tích vườn quýt… Từ đó khiến năng suất quýt hồng bị giảm khoảng 30% so với mọi năm.