Dân bỏ tiền túi làm cầu dân sinh
- Thứ tư - 07/02/2018 00:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cầu dân sinh bắc qua kênh Xóc Luyến được xây dựng bằng tiền đóng góp của người dân
Ông tự bỏ tiền rồi đi vận động người dân cùng chung tay góp công, góp của. Tương tự như ông Nghi, nhiều hộ dân khác ở thôn 1, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân cũng đã tự nguyện bỏ hàng chục triệu đồng để xây cầu...
Ông Trần Nghi là Trưởng thôn Hồng Tiên, chứng kiến người dân hàng ngày phải đi đường vòng xa ngái để sinh hoạt, sản xuất, ông Nghi mong ước phải chi thôn có một cây cầu bắc qua kênh Xóc Luyến. Tuy nhiên, mong ước ấy phải đến năm 2017 ông mới có điều kiện biến thành hiện thực. Bàn với vợ con đóng góp tiền bạc, lại được sự đồng thuận của các hộ dân trong thôn cùng góp sức, góp công, cây cầu mơ ước đã dần hình thành.
Theo nhiều người dân ở thôn Hồng Tiên, ông Nghi là một trưởng thôn gương mẫu, năng nổ, nhiệt tình. Nếu không có ông phát động, đến nay chưa chắc đã có cầu dân sinh bắc qua kênh Xóc Luyến và nhiều công trình cầu cống, kênh mương nội đồng khác trên địa bàn. Ông Nghi đã góp phần vào làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn mới ở địa phương, ông là một tấm gương để mọi người noi theo. Ông Trần Nghi cho biết: “Thấy bà con đi lại sản xuất xa xôi, vất vả, đặc biệt là các em học sinh hàng ngày đến trường cực khổ, tôi đã mạnh dạn đề xuất với thôn, xã cho xây dựng cầu. Tuy người dân còn khó khăn nhưng khi phát động mọi người vẫn đóng góp được gần chục triệu đồng, xã hỗ trợ 2 tấn xi măng, các nguồn vận động khác được hơn 20 triệu đồng; bản thân người dân trong thôn tự nguyện tham gia làm cầu nên chúng tôi không phải thuê thợ; nhiều gia đình hỗ trợ gạo, thực phẩm cho công nhân xây cầu. Đến nay, cầu đã gần hoàn thành với chiều dài 18m, rộng gần 3m, có nhiều cột trụ từ mặt cầu xuống đáy kênh sâu 8m. Nếu cầu này mà do vốn dự án, không có công người dân đóng góp phải mất hàng trăm triệu đồng mới xong”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Gia Hanh cho biết, thời gian qua nhờ có sự năng nổ, nhiệt tình và tâm huyết vì người dân của ông Nghi mà nhiều tuyến đường, cầu cống, kênh mương đã được xây dựng mới kiên cố. Những đóng góp tích cực của ông Nghi thực sự đã góp phần vào làm thay đổi tích cực diện mạo giao thông nông thôn tại thôn Hồng Tiên nói riêng và xã Gia Hanh nói chung. Chính quyền địa phương đánh giá rất cao và ghi nhận những việc làm ý nghĩa của ông Nghi.
Việc tự đứng ra xây cầu dân sinh, không nhờ đến sự hỗ trợ của Nhà nước còn diễn ra tại thôn 1, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Để giúp người dân đi lại, sản xuất bớt khó khăn, nhất là trong mùa mưa bão, một số hộ dân ở đây đã tự nguyện đóng góp mỗi hộ hàng chục triệu đồng làm kinh phí xây dựng cầu dân sinh bằng bê tông cốt thép bắc qua suối Chọ Lội. Cây cầu dài 10m, rộng 3,5m, cao 5m, đã đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Người dân ở thôn 1, xã Cổ Đạm cho biết, từ khi cầu Chọ Lội (thi công từ năm 2016) hoàn thành đưa vào sử dụng, hàng ngày có hàng trăm lượt người qua lại sản xuất, vận chuyển nguyên vật liệu, phân bón và sản phẩm sau thu hoạch thuận lợi, an toàn. Đặc biệt, mùa mưa bão người dân không còn phải lo nguy hiểm tính mạng khi qua suối như trước đây.
Ông Trần Nghi là Trưởng thôn Hồng Tiên, chứng kiến người dân hàng ngày phải đi đường vòng xa ngái để sinh hoạt, sản xuất, ông Nghi mong ước phải chi thôn có một cây cầu bắc qua kênh Xóc Luyến. Tuy nhiên, mong ước ấy phải đến năm 2017 ông mới có điều kiện biến thành hiện thực. Bàn với vợ con đóng góp tiền bạc, lại được sự đồng thuận của các hộ dân trong thôn cùng góp sức, góp công, cây cầu mơ ước đã dần hình thành.
Theo nhiều người dân ở thôn Hồng Tiên, ông Nghi là một trưởng thôn gương mẫu, năng nổ, nhiệt tình. Nếu không có ông phát động, đến nay chưa chắc đã có cầu dân sinh bắc qua kênh Xóc Luyến và nhiều công trình cầu cống, kênh mương nội đồng khác trên địa bàn. Ông Nghi đã góp phần vào làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn mới ở địa phương, ông là một tấm gương để mọi người noi theo. Ông Trần Nghi cho biết: “Thấy bà con đi lại sản xuất xa xôi, vất vả, đặc biệt là các em học sinh hàng ngày đến trường cực khổ, tôi đã mạnh dạn đề xuất với thôn, xã cho xây dựng cầu. Tuy người dân còn khó khăn nhưng khi phát động mọi người vẫn đóng góp được gần chục triệu đồng, xã hỗ trợ 2 tấn xi măng, các nguồn vận động khác được hơn 20 triệu đồng; bản thân người dân trong thôn tự nguyện tham gia làm cầu nên chúng tôi không phải thuê thợ; nhiều gia đình hỗ trợ gạo, thực phẩm cho công nhân xây cầu. Đến nay, cầu đã gần hoàn thành với chiều dài 18m, rộng gần 3m, có nhiều cột trụ từ mặt cầu xuống đáy kênh sâu 8m. Nếu cầu này mà do vốn dự án, không có công người dân đóng góp phải mất hàng trăm triệu đồng mới xong”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Gia Hanh cho biết, thời gian qua nhờ có sự năng nổ, nhiệt tình và tâm huyết vì người dân của ông Nghi mà nhiều tuyến đường, cầu cống, kênh mương đã được xây dựng mới kiên cố. Những đóng góp tích cực của ông Nghi thực sự đã góp phần vào làm thay đổi tích cực diện mạo giao thông nông thôn tại thôn Hồng Tiên nói riêng và xã Gia Hanh nói chung. Chính quyền địa phương đánh giá rất cao và ghi nhận những việc làm ý nghĩa của ông Nghi.
Việc tự đứng ra xây cầu dân sinh, không nhờ đến sự hỗ trợ của Nhà nước còn diễn ra tại thôn 1, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Để giúp người dân đi lại, sản xuất bớt khó khăn, nhất là trong mùa mưa bão, một số hộ dân ở đây đã tự nguyện đóng góp mỗi hộ hàng chục triệu đồng làm kinh phí xây dựng cầu dân sinh bằng bê tông cốt thép bắc qua suối Chọ Lội. Cây cầu dài 10m, rộng 3,5m, cao 5m, đã đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Người dân ở thôn 1, xã Cổ Đạm cho biết, từ khi cầu Chọ Lội (thi công từ năm 2016) hoàn thành đưa vào sử dụng, hàng ngày có hàng trăm lượt người qua lại sản xuất, vận chuyển nguyên vật liệu, phân bón và sản phẩm sau thu hoạch thuận lợi, an toàn. Đặc biệt, mùa mưa bão người dân không còn phải lo nguy hiểm tính mạng khi qua suối như trước đây.
Theo Dương Quang/Báo Sai Gòn Giải Phóng.vn