Dạy nghề gắn với thế mạnh địa phương
- Thứ bảy - 07/09/2013 21:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Dạy đến đâu chắc đến đó
Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Chủ tịch Hội ND thị xã Tam Điệp cho biết: “Khi Hội ND phối hợp với TTDN thị xã dạy nghề cho ND, hai bên xác định, không dạy theo phong trào, dạy xong rồi bỏ đó mà dạy đến đâu phải chắc đến đó và người dân học xong phải sống được bằng chính nghề đã học”.
Ông Trương Thái Bảo – Giám đốc TTDN thị xã (phải) hướng dẫn gia đình ông Trịnh Minh Khôi cách chăm sóc cây hoài sơn.
Cũng theo bà Nguyệt muốn làm được như thế, trước hết phải tìm hiểu rất kỹ về đất đai thổ nhưỡng và hiểu rõ về thế mạnh cũng như nguồn lực của địa phương thì mới có thể tìm ra nghề phù hợp để dạy cho bà con nông dân được.
Bà Nguyệt phân tích, trong thế mạnh ở Tam Điệp thì con người là quan trọng nhất, với đức tính cần cù, chịu khó và ham học hỏi khi được dạy nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Cùng với đó là thế mạnh về tự nhiên, Tam Điệp có diện tích lớn là đồi núi đá cao vừa có tiềm năng phát triển nghề sinh vật cảnh (một nghề mới có hiệu quả kinh tế rất cao) lại có chất phù hợp với các loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao như củ hoài sơn, táo lai, đào phai…
Nông dân tự làm giàu
Theo ông Trương Thái Bảo – Giám đốc TTDN thị xã Tam Điệp, dựa vào tiềm năng và thế mạnh của địa phương để dạy nghề là một ý tưởng rất đúng đắn của chúng tôi, và thành quả được minh chứng qua nhiều năm dạy nghề, bà con nông dân không chỉ sống được bằng nghề đã học mà còn có thu nhập cao, nhiều hộ đã trở thành triệu phú, thậm chí thành tỷ phú ngay từ chính đồng đất quê hương mình”.
Ông Trịnh Minh Khôi ở tổ 5, phường Bắc Sơn không chỉ thoát nghèo mà còn có thu nhập bền vững hàng năm lên đến hơn 100 triệu đồng. Ông Khôi bảo: “Gia đình tôi trước đây nghèo lắm, nhờ tham gia lớp học nghề trồng trọt của Hội ND mở, tôi đã tự tin chuyển sang trồng táo lai, hoài sơn…
"Học xong, có kiến thức, về nhà tôi chuyển đổi hết đất ruộng sang nuôi cua đồng chất lượng cao. Đến giờ tôi đã thành công, với hàng nghìn m2 nuôi cua, thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng”. |
Ông Khôi chia sẻ thêm, đến giờ dù tôi đã vững nghề và kỹ thuật chăm sóc rồi, nhưng thường xuyên vẫn được các cán bộ Hội ND và TTDN thị xã quan tâm đến tận nhà hướng dẫn cách phòng bệnh và chăm sóc cho cây trồng.
Cũng là học viên lớp học nghề do Hội ND và TTDN thị xã Tam Điệp tổ chức, ông Nguyễn Văn Phương, thôn Vĩnh Khương, xã Yên Sơn phấn khởi chia sẻ: “Ông cha ta có câu “đất bề bề không bằng có nghề trong tay” đúng lắm! Nhà tôi ruộng đất thì nhiều, chủ yếu là vùng trũng, quanh năm chỉ cấy lúa, còn ngoài ra không làm được gì. Khi biết Hội ND tổ chức dạy nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tôi đến đăng ký học ngay. Học xong, có kiến thức, về nhà tôi chuyển đổi hết đất sang đào vét ruộng để nuôi cua đồng chất lượng cao. Đến giờ tôi đã thành công, với hàng nghìn m2 nuôi cua, thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng”.
Bà Nguyệt cho biết: “Toàn thị xã Tam Điệp hiện có 1.850 hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi. Tính đến hết quý II năm 2013, Hội ND huyện đã liên kết tổ chức được hơn 20 lớp dạy nghề và 210 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc cây trồng và vật nuôi cho hàng nghìn hội viên ND. Ngoài ra, Hội còn cung cấp phân bón trả chậm cho hơn 1.000 hộ với số lượng lên đến 520,4 tấn. Thông qua kênh của Hội gần 2.250 hộ được vay vốn Ngân hàng CSXH để phát triển kinh tế”.
Nguồn: danviet.vn