Dè dặt tái đàn vật nuôi
- Thứ tư - 04/10/2017 00:01
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo quy luật hằng năm, đây là thời điểm người chăn nuôi tái đàn, mở rộng quy mô sản xuất phục vụ nhu cầu thực phẩm dịp Tết. Thế nhưng, giá cả thị trường lên xuống thất thường khiến việc tái đàn vật nuôi vẫn dè dặt.
Bằng nhiều nỗ lực, đến nay, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Hà Nội có dấu hiệu ổn định trở lại sau thời gian dài thực phẩm giảm giá, khó tiêu thụ. Hiện, trên địa bàn thành phố đang duy trì chăn nuôi 170 nghìn con bò, 1,6 triệu con lợn, 29,8 triệu con gia cầm. Ước tính, nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm của người dân Thủ đô là hơn 1.000 tấn/ngày.
Bộ NN&PTNT cho biết, không riêng TP Hà Nội, 3 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và 22.600 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của cả nước đã hồi phục và duy trì phát triển ổn định. Song, giá thịt lợn hơi vẫn lên xuống thất thường và không có dấu hiệu tăng giá đột biến, bởi thị trường xuất khẩu chính ngạch chưa có chuyển biến mới. Với tổng đàn hiện nay, mức tiêu thụ thịt lợn hơi có thể tăng từ 10 đến 15% vào dịp Tết Nguyên đán nhưng khó có thể tạo cơn sốt cho thị trường.
Tuy tình hình giá cả thực phẩm trên thị trường khá hơn và chăn nuôi gia súc, gia cầm từng bước ổn định, nhưng người chăn nuôi vẫn dè dặt tái đàn vật nuôi. Tại các vùng chăn nuôi gà đồi, gà mía trọng điểm của TP Hà Nội, việc tái đàn phục vụ thị trường cuối năm cũng chỉ tăng ở mức từ 10 đến 20% tùy địa phương, thấp hơn cùng kỳ hằng năm từ 10 đến 15%.
Thực tế, thời gian qua, nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đã thua lỗ nặng nên không còn khả năng tài chính để tái đàn quy mô lớn, mà dừng ở việc chăn nuôi cầm chừng, có kiểm soát. Ông Nguyễn Tiến Ngoãn, thôn Thanh Sơn, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn là một trong những hộ chăn nuôi tổng hợp quy mô lớn ở TP Hà Nội chia sẻ: "Thời điểm này hằng năm, gia đình tôi tập trung vệ sinh chuồng trại, tìm mua con giống để tái đàn trở lại phục vụ thị trường Tết, nhưng chăn nuôi gà đồi, lợn thương phẩm hiện nay có nhiều diễn biến khó dự đoán nên quyết định không tăng đàn vật nuôi, mà chỉ giữ ổn định quy mô hơn 1.000 con gà thả vườn và 50 lợn thịt".
Tâm lý của ông Ngoãn cũng là suy nghĩ của nhiều hộ chăn nuôi ở ngoại thành. Vì thế, việc tái đàn chăn nuôi ở Hà Nội chậm hơn so với mọi năm. Nguyên nhân do giá sản phẩm thấp, trong khi dự báo của cơ quan chuyên môn cho rằng, thời gian tới, thời tiết chuyển mùa nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm khá cao. Để ổn định sản xuất, Chi cục Thú y Hà Nội đang đôn đốc trạm thú y các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến từng thôn, xóm, cụm dân cư. Đồng thời, công khai chính sách hỗ trợ của thành phố để người chăn nuôi phối hợp tiêm phòng cho đàn vật nuôi và chủ động khai báo, không giấu dịch hoặc bán chạy gia súc, gia cầm khi có dịch bệnh...
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, người chăn nuôi cần nghiên cứu kỹ thị trường trước khi tái đàn để duy trì chăn nuôi ở mức hợp lý. Mặt khác, cùng với việc tái đàn, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, đàn vật nuôi dễ mắc các bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, lở mồm long móng..., vì vậy cần quan tâm phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo đảm hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra, cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan thú y để tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ.
Đồng quan điểm, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân đề nghị các địa phương phát triển chăn nuôi theo định hướng, không phát triển tự phát theo trào lưu để hạn chế việc cung vượt cầu; khuyến khích doanh nghiệp có năng lực tập trung đầu tư vào chăn nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao về con giống, thiết bị chăn nuôi tiên tiến...
Bộ NN&PTNT cho biết, không riêng TP Hà Nội, 3 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và 22.600 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của cả nước đã hồi phục và duy trì phát triển ổn định. Song, giá thịt lợn hơi vẫn lên xuống thất thường và không có dấu hiệu tăng giá đột biến, bởi thị trường xuất khẩu chính ngạch chưa có chuyển biến mới. Với tổng đàn hiện nay, mức tiêu thụ thịt lợn hơi có thể tăng từ 10 đến 15% vào dịp Tết Nguyên đán nhưng khó có thể tạo cơn sốt cho thị trường.
Tuy tình hình giá cả thực phẩm trên thị trường khá hơn và chăn nuôi gia súc, gia cầm từng bước ổn định, nhưng người chăn nuôi vẫn dè dặt tái đàn vật nuôi. Tại các vùng chăn nuôi gà đồi, gà mía trọng điểm của TP Hà Nội, việc tái đàn phục vụ thị trường cuối năm cũng chỉ tăng ở mức từ 10 đến 20% tùy địa phương, thấp hơn cùng kỳ hằng năm từ 10 đến 15%.
Thực tế, thời gian qua, nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đã thua lỗ nặng nên không còn khả năng tài chính để tái đàn quy mô lớn, mà dừng ở việc chăn nuôi cầm chừng, có kiểm soát. Ông Nguyễn Tiến Ngoãn, thôn Thanh Sơn, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn là một trong những hộ chăn nuôi tổng hợp quy mô lớn ở TP Hà Nội chia sẻ: "Thời điểm này hằng năm, gia đình tôi tập trung vệ sinh chuồng trại, tìm mua con giống để tái đàn trở lại phục vụ thị trường Tết, nhưng chăn nuôi gà đồi, lợn thương phẩm hiện nay có nhiều diễn biến khó dự đoán nên quyết định không tăng đàn vật nuôi, mà chỉ giữ ổn định quy mô hơn 1.000 con gà thả vườn và 50 lợn thịt".
Tâm lý của ông Ngoãn cũng là suy nghĩ của nhiều hộ chăn nuôi ở ngoại thành. Vì thế, việc tái đàn chăn nuôi ở Hà Nội chậm hơn so với mọi năm. Nguyên nhân do giá sản phẩm thấp, trong khi dự báo của cơ quan chuyên môn cho rằng, thời gian tới, thời tiết chuyển mùa nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm khá cao. Để ổn định sản xuất, Chi cục Thú y Hà Nội đang đôn đốc trạm thú y các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến từng thôn, xóm, cụm dân cư. Đồng thời, công khai chính sách hỗ trợ của thành phố để người chăn nuôi phối hợp tiêm phòng cho đàn vật nuôi và chủ động khai báo, không giấu dịch hoặc bán chạy gia súc, gia cầm khi có dịch bệnh...
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, người chăn nuôi cần nghiên cứu kỹ thị trường trước khi tái đàn để duy trì chăn nuôi ở mức hợp lý. Mặt khác, cùng với việc tái đàn, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, đàn vật nuôi dễ mắc các bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, lở mồm long móng..., vì vậy cần quan tâm phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo đảm hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra, cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan thú y để tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ.
Đồng quan điểm, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân đề nghị các địa phương phát triển chăn nuôi theo định hướng, không phát triển tự phát theo trào lưu để hạn chế việc cung vượt cầu; khuyến khích doanh nghiệp có năng lực tập trung đầu tư vào chăn nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao về con giống, thiết bị chăn nuôi tiên tiến...
Theo Sơn Tùng/Báo Hà Nội Mới.vn