Diễn đàn DN khởi nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ sáu - 01/12/2017 08:53
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, đến nay, sau gần 7 năm thực hiện, cả nước đã có 2.853 xã (31,96%) được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó, đã có khoảng 295 xã được công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 (vượt mục tiêu năm 2017 có ít nhất 31% số xã đạt chuẩn), tăng 493 xã (5,52%) so với cuối năm 2016; bình quân đạt 13,69 tiêu chí/xã.
Đồng thời, cả nước có 41 đơn vị cấp huyện thuộc 24 tỉnh, TP đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 11 huyện so với cuối năm 2016 (đạt mục tiêu phấn đấu năm 2017). Dự kiến đến hết năm 2017, có ít nhất 42 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.
Tại diễn đàn, các ý kiến đều cho rằng, thực tế phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM trong giai đoạn đầu xây dựng NTM (2010 - 2015) đã khẳng định vai trò rất to lớn của DN.
Trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế, hầu hết các DN đều gặp khó khăn nhưng nhiều DN đã có những đóng góp rất tích cực vào xây dựng DN, với nhiều hình thức như đầu tư vào nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tư duy phát triển nông nghiệp nhiều vùng nông thôn. Nhiều DN giúp tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn với thu nhập ổn định.
Hơn nữa, DN cũng liên kết với nông dân, các tổ chức của nông dân gắn với chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, bao tiêu nông sản, tham gia tích cực phát triển chuỗi giá trị, khai thác tốt hơn và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tăng thu nhập... Xa hơn nữa là góp phần tích cực thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng SX hàng hóa tập trung, đào tạo đội ngũ nông dân chuyên nghiệp hơn.
Đồng thời, DN hỗ trợ xây dựng NTM bằng vật liệu làm đường giao thông, xây nhà văn hóa, trường học, sân thể thao, tham gia tích cực công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo và gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo bằng ủng hộ giống cây trồng, vật nuôi...
Trong gần 5 năm giai đoạn I, tổng mức vốn huy động cho xây dựng NTM trên cả nước đạt 851.854 tỷ đồng, trong đó vốn các DN hỗ trợ trực tiếp vào xây dựng NTM đạt 4,9% (tương đương 20.408 tỷ đồng). Có những DN nhỏ như DN Long Bình (Long An) hàng năm tiêu thụ nông sản cho nông dân tới 150 tỷ đồng, tài trợ đến 52 tỷ đồng trực tiếp cho địa phương xây dựng NTM. DN Phan Hải ở vùng quê nghèo Quảng Bình đã tài trợ 70 tỷ đồng cho các công trình hạ tầng NTM ở địa phương...
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao vai trò của DN, nhất là các DN khởi nghiệp trong xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các cơ quan hoạch định, triển khai, thực thi chính sách cần coi DN, HTX, hộ kinh doanh nông nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho sản xuất – tiêu thụ nông sản và đầu tư phát triển nông thôn.
Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển DN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy áp dụng KHCN trong nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển công nghệ sinh học, giống cây, giống con chất lượng cao để tạo ra và chủ động được nhiều giống cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.
Mỗi DN, HTX, chủ trang trại cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị; tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ.
Cần cải thiện môi trường SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp để thu hút, hấp dẫn DN đầu tư vào nông nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tiếp cận chính sách hỗ trợ thuận lợi, dễ dàng. Công khai, minh bạch quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư đảm bảo cho DN dễ tiếp cận tín dung, đầu tư và tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước…
Đồng thời, cả nước có 41 đơn vị cấp huyện thuộc 24 tỉnh, TP đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 11 huyện so với cuối năm 2016 (đạt mục tiêu phấn đấu năm 2017). Dự kiến đến hết năm 2017, có ít nhất 42 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.
Tại diễn đàn, các ý kiến đều cho rằng, thực tế phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM trong giai đoạn đầu xây dựng NTM (2010 - 2015) đã khẳng định vai trò rất to lớn của DN.
Trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế, hầu hết các DN đều gặp khó khăn nhưng nhiều DN đã có những đóng góp rất tích cực vào xây dựng DN, với nhiều hình thức như đầu tư vào nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tư duy phát triển nông nghiệp nhiều vùng nông thôn. Nhiều DN giúp tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn với thu nhập ổn định.
Hơn nữa, DN cũng liên kết với nông dân, các tổ chức của nông dân gắn với chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, bao tiêu nông sản, tham gia tích cực phát triển chuỗi giá trị, khai thác tốt hơn và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tăng thu nhập... Xa hơn nữa là góp phần tích cực thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng SX hàng hóa tập trung, đào tạo đội ngũ nông dân chuyên nghiệp hơn.
Đồng thời, DN hỗ trợ xây dựng NTM bằng vật liệu làm đường giao thông, xây nhà văn hóa, trường học, sân thể thao, tham gia tích cực công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo và gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo bằng ủng hộ giống cây trồng, vật nuôi...
Trong gần 5 năm giai đoạn I, tổng mức vốn huy động cho xây dựng NTM trên cả nước đạt 851.854 tỷ đồng, trong đó vốn các DN hỗ trợ trực tiếp vào xây dựng NTM đạt 4,9% (tương đương 20.408 tỷ đồng). Có những DN nhỏ như DN Long Bình (Long An) hàng năm tiêu thụ nông sản cho nông dân tới 150 tỷ đồng, tài trợ đến 52 tỷ đồng trực tiếp cho địa phương xây dựng NTM. DN Phan Hải ở vùng quê nghèo Quảng Bình đã tài trợ 70 tỷ đồng cho các công trình hạ tầng NTM ở địa phương...
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao vai trò của DN, nhất là các DN khởi nghiệp trong xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các cơ quan hoạch định, triển khai, thực thi chính sách cần coi DN, HTX, hộ kinh doanh nông nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho sản xuất – tiêu thụ nông sản và đầu tư phát triển nông thôn.
Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển DN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy áp dụng KHCN trong nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển công nghệ sinh học, giống cây, giống con chất lượng cao để tạo ra và chủ động được nhiều giống cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.
Mỗi DN, HTX, chủ trang trại cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị; tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ.
Cần cải thiện môi trường SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp để thu hút, hấp dẫn DN đầu tư vào nông nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tiếp cận chính sách hỗ trợ thuận lợi, dễ dàng. Công khai, minh bạch quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư đảm bảo cho DN dễ tiếp cận tín dung, đầu tư và tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước…