HTX Thanh Xuân: Môi trường và sức khỏe đều được quan tâm

Phát triển mô hình rau hữu cơ đang là xu hướng và thế mạnh của HTX Rau hữu cơ Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội), khi mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên và người dân. Trồng rau hữu cơ đã thể hiện bước đi vững chắc của HTX.

Xã Thanh Xuân vốn là vùng đất nông nghiệp, nhưng trồng lúa lại không mang lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng rau màu. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch tại địa phương là rất lớn.

Nói không với thuốc hóa học

Bà Hoàng Thị Hậu - Giám đốc HTX Rau hữu cơ Thanh Xuân, cho hay: HTX hiện có 26 nhóm sản xuất với diện tích 34ha. Sản phẩm rau gia vị của HTX đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Mô hình sản xuất rau hữu cơ được thực hiện nghiêm ngặt theo các bước: chọn vùng sản xuất, tạo vùng đệm cách ly, làm phân ủ nóng, chuẩn bị đất, trồng và chăm sóc, quản lý dịch hại, thu hoạch và sơ chế, truy xuất nguồn gốc...

Điều đặc biệt là rau của HTX tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc “5 không”: không sử dụng phân bón hóa học; không dùng chất biến đổi gene; không dùng chất kích thích sinh trưởng; không dùng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.

Thay vào đó, hàng ngày, các thành viên và bà con nông dân sẽ chăm sóc, tưới nước, bắt sâu bằng cách dùng tỏi, gừng giã nhuyễn, trộn với rượu rồi phun lên rau hoặc phương pháp dẫn dụ thủ công (bằng đèn, nhựa cây…) để tạo ra những luống rau chất lượng nhất.

Phân bón cho rau là phân động vật ủ hoai mục từ 3 tháng trở đi. Nguồn nước tưới rau cũng được kiểm tra đủ tiêu chuẩn không bị nhiễm hóa chất độc hại và kim loại nặng để vừa tạo ra nông sản sạch, vừa bảo vệ môi trường (BVMT), vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe người chăm sóc.

HTX cũng thành lập 3 tổ giám sát thực hiện kiểm tra chéo các nhóm sản xuất, vừa kiểm tra của HTX đạt 31 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng…

Tại thời điểm mới thành lập năm 2001, HTX chỉ có vài chục xã viên với 1 xưởng sản xuất và 100 triệu đồng vốn điều lệ. Đến nay, HTX có 8 cơ sở sản xuất trải rộng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ. Riêng tại Vĩnh Phúc, HTX có 5 xưởng sản xuất, với khoảng 400 cán bộ nhân viên, lương trung bình 6 triệu/ tháng/ người.

Thời điểm mới thành lập, HTX gặp phải vô vàn khó khăn: Nguồn nhân lực thiếu, tài chính eo hẹp, đặc biệt đầu ra cho sản phẩm khi đó gặp nhiều khó khăn do sản phẩm mới, nên chưa nhận được sự tín nhiệm của các chủ đầu tư. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất khác quy trình thực hiện, vừa giải đáp kịp thời những thắc mắc của các thành viên và người dân nên mọi người đều chấp hành nghiêm chỉnh quy trình sản xuất.

Bình quân mỗi năm, HTX đưa ra thị trường 500 - 700 tấn rau củ quả các loại, với tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Riêng thị trường Hà Nội, HTX cung cấp 50 - 70 tấn rau/tháng. Sản phẩm HTX sản xuất ra luôn được tiêu thụ hết.

HTX đã ký kết thu mua với 12 DN và 100 điểm bán sản phẩm hữu cơ trên địa bàn Tp.Hà Nội. Ngoài ra, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân, chủ yếu là rau gia vị và bí xanh đã được xuất khẩu sang các nước như Pháp, Đức. Bình quân mỗi thành viên HTX có mức thu nhập 4,5 - 6 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ban đầu.

Tham quan mô hình sản xuất rau hữu cơ của HTX

Lợi ích lâu dài

Với phương thức sản xuất sạch, an toàn, HTX được huyện hỗ trợ kiểm tra mẫu đất, mẫu nước, giống, phân bón, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu, gắn tem, nhãn mác Điều quan trọng là việc phát triển nông nghiệp hữu cơ của HTX đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, không chỉ về kinh tế, mà còn về môi trường. Canh tác nông nghiệp hiện nay sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc hóa học làm đất trồng phải gánh chịu tổn hại lớn, vì vậy, áp lực sâu bệnh ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm không bảo đảm. Canh tác theo mô hình hữu cơ trước tiên giúp cải thiện môi trường đất, nâng cao chất lượng nông sản.

Việc không sử dụng các loại thuốc hóa học còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học khi các sinh vật có lợi (ong, ếch, chim…) vẫn bảo đảm môi trường tự nhiên để phát triển, mang lại lợi ích cho sản xuất nông nghiệp.

Để nâng cao nhận thức về BVMT trong sản xuất nông nghiệp, HTX đều tạo điều kiện cho các thành viên và người dân tham gia các chương trình truyền thông do xã, huyện tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức về Luật BVMT, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ tài nguyên nước… giúp mọi người nhận thức sâu sắc về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và BVMT trong sản xuất nông nghiệp; thay đổi hành vi, phong tục tập quán, thói quen lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học bừa bãi.

Đặc biệt, HTX chú trọng mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm củng cố chu trình sinh học, BVMT trong sạch, duy trì và gia tăng độ màu mỡ cho đất, cân bằng hệ sinh thái động thực vật, nâng cao điều kiện sống cho người dân quanh vùng sản xuất.

Mô hình sản xuất rau hữu cơ của HTX đã mang lại nhiều lợi về kinh tế xã hội, khi môi trường tự nhiên, sức khỏe của người trồng rau và người tiêu dùng đều được quan tâm.

Như Yến
http://thoibaokinhdoanh.vn