Hiệu quả từ chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản ở Lương Tài
- Thứ bảy - 21/10/2017 20:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Huyện Lương Tài vốn là huyện thuần nông của tỉnh Bắc Ninh, địa phương được coi có ít “hoạt động công nghiệp” nhất trong khi các địa phương khác trong tỉnh đều có các khu, cụm công nghiệp thu hút đầu tư, phát triển mạnh về công nghiệp như Yên Phong, Quế Võ, Từ Sơn… Tuy nhiên, phát huy lợi thế đất nông nghiệp, người nông dân Lương Tài đã mạnh dạn đầu tư vào nhiều mô hình kinh tế; trong đó kinh tế trang trại chăn nuôi trên diện tích chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản đã đem lại thu nhập hàng tỷ đồng cho người nông dân.
Mô hình chuyển đổi ruộng trũng của gia đình chị Nguyễn Thị Thuyết ở thôn Phương Thanh, xã Phú Hòa, huyện Lương Tài từng được mệnh danh là “vua cá” với quy mô nuôi lớn và mang lại hiệu quả cao.
Theo chân các chị Hội phụ nữ xã Phú Hòa đến thăm mô hình trang trại của gia đình chị Thuyết, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi là trang trại rộng trải dài ngút ngàn tầm mắt. Chị Thuyết, chủ trang trại vừa cho cá ăn, vừa bộc bạch: Gia đình chị đã có kinh nghiệm làm trang trại hơn 20 năm. Thời điểm trước năm 2000, vợ chồng chị làm ao nuôi cá ở trong làng, sau đó, địa phương có chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản nên chuyển hẳn ra đây lập nghiệp. Kinh nghiệm chăn nuôi và nuôi cá thương phẩm đã giúp vợ chồng chị tạo dựng được một mô hình phát triển kinh tế trang trại bền vững và hiệu quả.
Chị Nguyễn Thị Thuyết cho biết, từ khi chuyển từ ruộng trũng sang đầu tư nuôi cá cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với cấy lúa. Tuy ban đầu do thiếu vốn lập trang trại nên quy mô và thu nhập từ nuôi cá còn thấp. Sau thời gian tích lũy vốn, gia đình chị mở rộng quy mô, lập trang trại nuôi cá, kết hợp chăn nuôi lợn từng bước đem lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình, nhất là thu nhập từ nuôi cá.
Hiện tại, trang trại của gia đình chị Thuyết có quy mô lên đến 4,2ha, trong đó hơn 3ha nuôi cá, chủ yếu là cá trắm, chép và cá rô phi… Tính trung bình, một năm gia đình chị xuất hơn 60 tấn cá ra thị trường, một năm gia đình chị thu 2 lứa cá, cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng.
Không chỉ nuôi cá, sẵn có đất đai rộng, gia đình chị Thuyết còn kết hợp vườn ao chuồng, nuôi lợn thương phẩm, mỗi năm xuất bán hơn 1.000 con lợn, thu về hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, giá thịt lợn xuống thấp khiến nhiều hộ chăn cũng như gia đình chị chịu thua lỗ. Song chị Thuyết lý giải, làm chăn nuôi không cho phép bỏ trống chuồng trại. Chính vì vậy dù ở thời điểm hiện tại, giá bán thịt lớn móc tại cửa chuồng là 40.000 đồng/kg. Người chăn nuôi cũng chỉ cố giữ hòa.
Chị Nguyễn Thị Bảy, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phú Hòa, Lương Tài cho biết, để tạo điều kiện cho hội viên hội nông dân xã phát triển kinh tế, rất cần nhà nước quan tâm tạo nhiều nguồn vốn hỗ trợ việc làm và tạo việc làm cho hội viên. Với mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi trên diện tích chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản thành công như hộ gia đình chị Thuyết cũng đang được nhiều hộ nông dân khác trong xã học hỏi và đầu tư.
Ngoài hơn 40 tấn cá đang được nuôi, chủ yếu là cá trắm phục vụ dịp Tết đang được các thương lái đến đặt trước. Mới đây, gia đình chị Thuyết vào đàn 600 đầu lợn nuôi phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Cũng từ nuôi cá mà giờ đây gia đình chị có của ăn của để. Hơn thế, trang trại còn tạo công ăn việc làm cho nhiều nông dân trong những ngày nông nhàn.
Theo chân các chị Hội phụ nữ xã Phú Hòa đến thăm mô hình trang trại của gia đình chị Thuyết, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi là trang trại rộng trải dài ngút ngàn tầm mắt. Chị Thuyết, chủ trang trại vừa cho cá ăn, vừa bộc bạch: Gia đình chị đã có kinh nghiệm làm trang trại hơn 20 năm. Thời điểm trước năm 2000, vợ chồng chị làm ao nuôi cá ở trong làng, sau đó, địa phương có chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản nên chuyển hẳn ra đây lập nghiệp. Kinh nghiệm chăn nuôi và nuôi cá thương phẩm đã giúp vợ chồng chị tạo dựng được một mô hình phát triển kinh tế trang trại bền vững và hiệu quả.
Chị Nguyễn Thị Thuyết cho biết, từ khi chuyển từ ruộng trũng sang đầu tư nuôi cá cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với cấy lúa. Tuy ban đầu do thiếu vốn lập trang trại nên quy mô và thu nhập từ nuôi cá còn thấp. Sau thời gian tích lũy vốn, gia đình chị mở rộng quy mô, lập trang trại nuôi cá, kết hợp chăn nuôi lợn từng bước đem lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình, nhất là thu nhập từ nuôi cá.
Hiện tại, trang trại của gia đình chị Thuyết có quy mô lên đến 4,2ha, trong đó hơn 3ha nuôi cá, chủ yếu là cá trắm, chép và cá rô phi… Tính trung bình, một năm gia đình chị xuất hơn 60 tấn cá ra thị trường, một năm gia đình chị thu 2 lứa cá, cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng.
Không chỉ nuôi cá, sẵn có đất đai rộng, gia đình chị Thuyết còn kết hợp vườn ao chuồng, nuôi lợn thương phẩm, mỗi năm xuất bán hơn 1.000 con lợn, thu về hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, giá thịt lợn xuống thấp khiến nhiều hộ chăn cũng như gia đình chị chịu thua lỗ. Song chị Thuyết lý giải, làm chăn nuôi không cho phép bỏ trống chuồng trại. Chính vì vậy dù ở thời điểm hiện tại, giá bán thịt lớn móc tại cửa chuồng là 40.000 đồng/kg. Người chăn nuôi cũng chỉ cố giữ hòa.
Chị Nguyễn Thị Bảy, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phú Hòa, Lương Tài cho biết, để tạo điều kiện cho hội viên hội nông dân xã phát triển kinh tế, rất cần nhà nước quan tâm tạo nhiều nguồn vốn hỗ trợ việc làm và tạo việc làm cho hội viên. Với mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi trên diện tích chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản thành công như hộ gia đình chị Thuyết cũng đang được nhiều hộ nông dân khác trong xã học hỏi và đầu tư.
Ngoài hơn 40 tấn cá đang được nuôi, chủ yếu là cá trắm phục vụ dịp Tết đang được các thương lái đến đặt trước. Mới đây, gia đình chị Thuyết vào đàn 600 đầu lợn nuôi phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Cũng từ nuôi cá mà giờ đây gia đình chị có của ăn của để. Hơn thế, trang trại còn tạo công ăn việc làm cho nhiều nông dân trong những ngày nông nhàn.
Theo Thái Hùng/Báo Dân Tộc Và Miền Núi.vn