Hiệu quả từ mô hình cây gối vụ
- Thứ ba - 08/03/2016 19:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tăng thu nhập
Tự Nhiên là vùng sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm nổi tiếng như chuối, cam, quýt, mướp, su su… Với tổng diện tích đất nông nghiệp 250ha, hàng năm xã cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn rau, quả các loại, trong đó su su và mướp chiếm phần lớn. Su su bén duyên với đồng đất Tự Nhiên khoảng hơn 10 năm nay. Ban đầu chỉ có vài hộ trồng, sau thấy hiệu quả kinh tế cao, người dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích canh tác, nâng tổng diện tích trồng su su của toàn xã lên 50ha. Để giảm bớt công cải tạo giàn cho những vụ sau và thuận tiện cho quá trình chăm sóc cũng như thu hoạch, người dân đã đầu tư làm hệ thống giàn kiên cố bằng cột bê tông, ống tuýp nước và dây thép.
Bên vườn su su xanh mướt sai trĩu quả, anh Nguyễn Văn Kha, đội 10, xã Tự Nhiên chia sẻ, với giá bán trung bình hiện nay từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, mỗi vụ người dân có thể thu được 10 triệu đồng/sào.
Ngoài ra, để tận dụng tối đa diện tích đất, cũng như không bỏ phí thời gian để trống giàn, bà con nông dân đã đưa cây mướp hương vào trồng xen canh gối vụ. Việc xen canh đã đem lại hiệu quả kinh tế gấp 2 lần trên cùng một diện tích canh tác. Theo đó, từ đầu tháng 3, người dân sẽ trồng mướp luồn dưới, để đến cuối tháng 3 khi hết vụ su su thì cây mướp cũng kịp leo lên giàn. Nếu được chăm sóc tốt, mỗi vụ cây mướp có thể đạt năng suất 2 tấn/sào, với giá bán bình quân từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, mỗi sào cho thu lãi trên 10 triệu đồng. Cộng cả năm, mô hình su su gối vụ mướp của bà con nông dân có thể thu lãi trên 20 triệu đồng/sào. Cùng với su su, cây mướp đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.
Hướng đến sản phẩm an toàn
Ông Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tự Nhiên cho biết: Nhờ việc nhanh nhạy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, những năm gần đây, đời sống của người dân xã Tự Nhiên được cải thiện đáng kể. Việc đưa cây su su vào trồng gối vụ với cây mướp hương thực sự đã mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, việc trồng và mở rộng diện tích canh tác của người dân vẫn mang tính tự phát, khiến cho diện tích một số loại rau màu, hoa quả ở địa phương vài năm gần đây tăng đột biến. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ phụ thuộc lớn vào thị trường, mà nhu cầu và giá cả thị trường luôn không ổn đinh. Hiện nay, chưa có đơn vị nào đứng ra thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, chủ yếu người dân phải bán cho các lái buôn, vì vậy thường bị lái buôn ép giá. Vào những lúc chính vụ, su su ra quả rộ, một cân chỉ bán được từ 1.000 – 2.000 đồng, nhưng người dân vẫn phải ngậm ngùi bán đổ bán tháo.
Để mô hình này mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý trong công tác quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng “được mùa mất giá”. Đồng thời, cần đầu tư, xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, để từ đó nâng cao giá trị sản xuất cho người nông dân.
Tự Nhiên là vùng sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm nổi tiếng như chuối, cam, quýt, mướp, su su… Với tổng diện tích đất nông nghiệp 250ha, hàng năm xã cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn rau, quả các loại, trong đó su su và mướp chiếm phần lớn. Su su bén duyên với đồng đất Tự Nhiên khoảng hơn 10 năm nay. Ban đầu chỉ có vài hộ trồng, sau thấy hiệu quả kinh tế cao, người dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích canh tác, nâng tổng diện tích trồng su su của toàn xã lên 50ha. Để giảm bớt công cải tạo giàn cho những vụ sau và thuận tiện cho quá trình chăm sóc cũng như thu hoạch, người dân đã đầu tư làm hệ thống giàn kiên cố bằng cột bê tông, ống tuýp nước và dây thép.
Anh Nguyễn Văn Kha trong vườn su su của gia đình. |
Ngoài ra, để tận dụng tối đa diện tích đất, cũng như không bỏ phí thời gian để trống giàn, bà con nông dân đã đưa cây mướp hương vào trồng xen canh gối vụ. Việc xen canh đã đem lại hiệu quả kinh tế gấp 2 lần trên cùng một diện tích canh tác. Theo đó, từ đầu tháng 3, người dân sẽ trồng mướp luồn dưới, để đến cuối tháng 3 khi hết vụ su su thì cây mướp cũng kịp leo lên giàn. Nếu được chăm sóc tốt, mỗi vụ cây mướp có thể đạt năng suất 2 tấn/sào, với giá bán bình quân từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, mỗi sào cho thu lãi trên 10 triệu đồng. Cộng cả năm, mô hình su su gối vụ mướp của bà con nông dân có thể thu lãi trên 20 triệu đồng/sào. Cùng với su su, cây mướp đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.
Hướng đến sản phẩm an toàn
Ông Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tự Nhiên cho biết: Nhờ việc nhanh nhạy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, những năm gần đây, đời sống của người dân xã Tự Nhiên được cải thiện đáng kể. Việc đưa cây su su vào trồng gối vụ với cây mướp hương thực sự đã mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, việc trồng và mở rộng diện tích canh tác của người dân vẫn mang tính tự phát, khiến cho diện tích một số loại rau màu, hoa quả ở địa phương vài năm gần đây tăng đột biến. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ phụ thuộc lớn vào thị trường, mà nhu cầu và giá cả thị trường luôn không ổn đinh. Hiện nay, chưa có đơn vị nào đứng ra thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, chủ yếu người dân phải bán cho các lái buôn, vì vậy thường bị lái buôn ép giá. Vào những lúc chính vụ, su su ra quả rộ, một cân chỉ bán được từ 1.000 – 2.000 đồng, nhưng người dân vẫn phải ngậm ngùi bán đổ bán tháo.
Để mô hình này mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý trong công tác quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng “được mùa mất giá”. Đồng thời, cần đầu tư, xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, để từ đó nâng cao giá trị sản xuất cho người nông dân.
Nguồn: ktdt.vn