Hòa An hướng tới phát triển sản phẩm rau sạch
- Thứ năm - 28/06/2018 10:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hòa An có sông Bằng chảy qua một số xã, hệ thống mương thủy lợi đã được kiên cố, cơ bản chủ động nguồn nước tưới tiêu cho các loại cây trồng; đồng thời cách trung tâm Thành phố không xa, nên sản phẩm tiêu thụ thuận lợi hơn so với nhiều địa phương khác. Chính từ đó, bên cạnh việc tập trung các cây trồng thế mạnh như thuốc lá, lạc, ngô, lúa và phát triển chăn nuôi..., sản phẩm nông sản sạch phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng được huyện chú trọng phát triển.
Trên địa bàn huyện hằng năm duy trì luân canh trên 200 ha đất canh tác trồng các loại cây màu phục vụ tiêu dùng hằng ngày, trong đó 20 ha đất chuyên canh trồng các loại rau màu, tập trung phát triển tại các xóm dọc theo sông Bằng tại các xã: Bế Triều, Hoàng Tung, Hồng Việt. Để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là sản phẩm rau xanh trở thành hàng hóa, hằng năm huyện xây dựng các mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân. Thực hiện 8 mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, với 103 hộ dân tham gia. Mô hình khoai tây tại xã Bế Triều theo quy trình kỹ thuật và đảm bảo đạt chất lượng, năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha, sau khi trừ chi phí bà con nông dân thu lãi 20 triệu đồng/ha. Thực hiện mô hình luân canh khoai tây xen bí đỏ tại xã Bế Triều, có 7 hộ nông dân tham gia, mô hình được hỗ trợ từ nguồn vốn của ngân sách Trung ương.
Ngoài ra, tại địa bàn huyện còn được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ các mô hình về sản xuất nông, lâm nghiệp. Các nhà đầu tư quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hướng tới sản phẩm nông sản sạch, đạt tiêu chuẩn và trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế, vươn ra cạnh tranh thị trường. Đầu năm 2018, thực hiện dự án trồng rau an toàn, huyện Hòa An xây dựng kế hoạch trồng với diện tích 10 ha tại 2 xã Hoàng Tung, Hồng Việt, chủ yếu tập trung phát triển mướp đắng, dưa chuột, khoai sọ, rau mùng... Hiện nay, diện tích đất trồng đã được quy hoạch và đang được triển khai thực hiện; nông dân tham gia mô hình dự án được hỗ trợ giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc theo đúng quy trình đạt tiêu chuẩn của sản phẩm rau an toàn.
Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Mã Thị Chiến cho biết: Từ việc tập trung phát triển các loại rau xanh, thu nhập trên diện tích đất đạt cao so với một số cây trồng; nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức sản xuất tại các địa phương chưa được tập trung quy hoạch vùng, chủ yếu mang tính tự phát của phong trào trồng rau, chất lượng chưa được đồng đều đối với từng loại cây trồng, đầu ra của sản phẩm không tập trung, chủ yếu tiêu thụ tại các thị trường nhỏ lẻ.
Để có đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo về chất lượng và tạo được thương hiệu, từ cuối năm 2017, Chi cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ nhân dân xã Bế Triều thực hiện mô hình trồng rau an toàn cho người tiêu dùng trên diện tích 1,2 ha tại xóm Nà Tẻng. Các hộ tham gia mô hình được đi tham quan học tập kinh nghiệm trồng các loại rau an toàn tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội); đồng thời được giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam truyền đạt về kỹ thuật, quy trình bón phân, ủ phân, tưới nước, thu hoạch, bảo quản... để sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông sản sạch. Chị Trần Thị Mầu, tham gia thực hiện mô hình, cho biết: Thực hiện mô hình trồng rau sạch phải tuân thủ khắt khe theo kỹ thuật, phân bón phải được cách ly với gia súc nhiều ngày mới được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh để ủ, đủ thời gian mới được bón với các loại cây trồng, nước tưới không ô nhiễm, thường xuyên làm cỏ, chăm sóc bón phân theo đúng định kỳ... Mặc dù mô hình mới được triển khai thực hiện, một số cây trồng đã cho thu hoạch, sản phẩm làm ra được cơ sở đầu tư bao tiêu, bình quân mỗi ngày mô hình được tiêu thụ trên 100 kg sản phẩm, chủ yếu là dưa chuột, rau muống, bầu, bí...
Mô hình rau sạch, rau an toàn của huyện Hòa An sẽ mở hướng tới thị trường tiêu thụ rộng hơn, đảm bảo về chất lượng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng; đồng thời tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của tỉnh Cao Bằng nói chung, Hòa An nói riêng. Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa An Lưu Văn Bách cho biết: Hướng chất lượng các loại nông sản nói chung, nguồn rau sạch nói riêng, hằng năm các ngành chức năng của huyện thường xuyên phối hợp với các xã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi. Đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất theo quy trình kỹ thuật, để nông dân tiếp cận với khoa học tiên tiến. Thời gian tới, huyện tiếp tục quy hoạch vùng chuyên canh cho từng loại cây trồng, từng mô hình, dự án; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt để tạo ra các loại nông sản sạch phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương và vươn tới các địa phương khác, đảm bảo về chất lượng, tạo uy tín trên thị trường.
Trên địa bàn huyện hằng năm duy trì luân canh trên 200 ha đất canh tác trồng các loại cây màu phục vụ tiêu dùng hằng ngày, trong đó 20 ha đất chuyên canh trồng các loại rau màu, tập trung phát triển tại các xóm dọc theo sông Bằng tại các xã: Bế Triều, Hoàng Tung, Hồng Việt. Để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là sản phẩm rau xanh trở thành hàng hóa, hằng năm huyện xây dựng các mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân. Thực hiện 8 mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, với 103 hộ dân tham gia. Mô hình khoai tây tại xã Bế Triều theo quy trình kỹ thuật và đảm bảo đạt chất lượng, năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha, sau khi trừ chi phí bà con nông dân thu lãi 20 triệu đồng/ha. Thực hiện mô hình luân canh khoai tây xen bí đỏ tại xã Bế Triều, có 7 hộ nông dân tham gia, mô hình được hỗ trợ từ nguồn vốn của ngân sách Trung ương.
Ngoài ra, tại địa bàn huyện còn được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ các mô hình về sản xuất nông, lâm nghiệp. Các nhà đầu tư quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hướng tới sản phẩm nông sản sạch, đạt tiêu chuẩn và trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế, vươn ra cạnh tranh thị trường. Đầu năm 2018, thực hiện dự án trồng rau an toàn, huyện Hòa An xây dựng kế hoạch trồng với diện tích 10 ha tại 2 xã Hoàng Tung, Hồng Việt, chủ yếu tập trung phát triển mướp đắng, dưa chuột, khoai sọ, rau mùng... Hiện nay, diện tích đất trồng đã được quy hoạch và đang được triển khai thực hiện; nông dân tham gia mô hình dự án được hỗ trợ giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc theo đúng quy trình đạt tiêu chuẩn của sản phẩm rau an toàn.
Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Mã Thị Chiến cho biết: Từ việc tập trung phát triển các loại rau xanh, thu nhập trên diện tích đất đạt cao so với một số cây trồng; nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức sản xuất tại các địa phương chưa được tập trung quy hoạch vùng, chủ yếu mang tính tự phát của phong trào trồng rau, chất lượng chưa được đồng đều đối với từng loại cây trồng, đầu ra của sản phẩm không tập trung, chủ yếu tiêu thụ tại các thị trường nhỏ lẻ.
Để có đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo về chất lượng và tạo được thương hiệu, từ cuối năm 2017, Chi cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ nhân dân xã Bế Triều thực hiện mô hình trồng rau an toàn cho người tiêu dùng trên diện tích 1,2 ha tại xóm Nà Tẻng. Các hộ tham gia mô hình được đi tham quan học tập kinh nghiệm trồng các loại rau an toàn tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội); đồng thời được giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam truyền đạt về kỹ thuật, quy trình bón phân, ủ phân, tưới nước, thu hoạch, bảo quản... để sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông sản sạch. Chị Trần Thị Mầu, tham gia thực hiện mô hình, cho biết: Thực hiện mô hình trồng rau sạch phải tuân thủ khắt khe theo kỹ thuật, phân bón phải được cách ly với gia súc nhiều ngày mới được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh để ủ, đủ thời gian mới được bón với các loại cây trồng, nước tưới không ô nhiễm, thường xuyên làm cỏ, chăm sóc bón phân theo đúng định kỳ... Mặc dù mô hình mới được triển khai thực hiện, một số cây trồng đã cho thu hoạch, sản phẩm làm ra được cơ sở đầu tư bao tiêu, bình quân mỗi ngày mô hình được tiêu thụ trên 100 kg sản phẩm, chủ yếu là dưa chuột, rau muống, bầu, bí...
Mô hình rau sạch, rau an toàn của huyện Hòa An sẽ mở hướng tới thị trường tiêu thụ rộng hơn, đảm bảo về chất lượng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng; đồng thời tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của tỉnh Cao Bằng nói chung, Hòa An nói riêng. Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa An Lưu Văn Bách cho biết: Hướng chất lượng các loại nông sản nói chung, nguồn rau sạch nói riêng, hằng năm các ngành chức năng của huyện thường xuyên phối hợp với các xã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi. Đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất theo quy trình kỹ thuật, để nông dân tiếp cận với khoa học tiên tiến. Thời gian tới, huyện tiếp tục quy hoạch vùng chuyên canh cho từng loại cây trồng, từng mô hình, dự án; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt để tạo ra các loại nông sản sạch phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương và vươn tới các địa phương khác, đảm bảo về chất lượng, tạo uy tín trên thị trường.
Mô hình rau an toàn sinh học được triển khai tại xóm Nà Tẻng, xã Bế Triều. |
Theo Văn Hiếu/báo Cao Bằng.vn