Khó khăn, bất cập và giải pháp tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm thời gian tới tại Hà Nội
- Thứ năm - 20/02/2020 03:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Vai trò rất lớn trong hoạt động kiểm soát giết mổ là đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Hơn nữa việc quản lý tốt cơ sở giết mổ gia súc còn tạo đà phát triển chuỗi liên kết, chăn nuôi phát triển bền vững.
Tuy nhiên những năm qua hoạt động quản lý các cơ sở giết mổ gặp không ít khó khăn, bất cập. Cụ thể như về quy hoạch giết mổ đã được UBND Thành phố phê duyệt từ năm 2012, sau 07 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế do điều kiện kinh tế, xã hội của Thành phố đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt là sự thay đổi về cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các địa phương, địa điểm quy hoạch được phê duyệt bố trí chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại địa phương nên số lượng các cơ sở giết mổ được hình thành đi vào hoạt động theo quy hoạch còn thấp. Các cơ quan chuyên môn thuộc các sở ngành thường xuyên phải tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trình UBND Thành phố phê duyệt.
Với các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp tập trung đã xây dựng và đi vào vận hành nhưng hoạt động chưa hiệu quả, đầu tư dây chuyền máy móc chưa đồng bộ, chưa gắn với chế biến, chưa hình thành được chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm thậm chí có một số cơ sở đã ngừng hoạt động hoặc chuyển sang giết mổ tập trung để duy trì hoạt động (Cở sở giết mổ Minh Hiền tại Thanh Oai, cơ sở Fuxdex tại Đản Phượng, Hapro tại Gia Lâm ...). Việc bố trí một số địa điểm quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Chính quyền địa phương chưa có các chính sách thu hút, khuyến khích, kêu gọi được nhà đầu tư; không bố trí được vốn đầu tư; gặp khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng; các thủ tục triển khai dự án còn phức tạp; các nhà đầu tư chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm.
Về số lượng các điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không kiểm soát những năm qua đã được các cấp các ngành quan tâm, tăng cường kiểm tra đã được giảm dần qua các năm, nâng cao tỷ lệ sản phẩm giết mổ được kiểm soát trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, các hộ, điểm nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư, hoạt động mang tính thời vụ, gây ô nhiễm môi trường vẫn còn số lượng lớn gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số huyện, thị xã chưa thực sự quan tâm và chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý giết mổ và triển khai thực hiện quy hoạch giết mổ trên địa bàn quản lý, chưa quyết liệt trong việc di dời các hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ tại các khu giết mổ tập trung tại địa phương (trừ huyện Thanh Trì). Một số chính quyền địa phương và Ban quản lý chợ không quản lý chặt chẽ việc buôn bán, kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm tại chợ dẫn đến tình trạng sản phẩm thịt có kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm và thịt không kiểm soát tại gốc đều được tự do buôn bán như nhau, điều này là phổ biến tại các chợ cóc, chợ tạm, thậm trí bàn thịt ngay bên lề đường. Việc đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp tập trung sử dụng nguồn chi phí đầu tư lớn. Trong khi đó, số lượng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố, Trung ương còn ít. Các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung chưa đồng bộ, hiệu quả, khó triển khai thực hiện. Thói quen tiêu dùng của người dân còn thích sử dụng thịt tươi sống; dễ dàng chấp nhận sử dụng sản phẩm giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm bán tại các chợ.
Một số giải pháp thời gian tới trên địa bàn Thành phố là xây dựng “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung” theo yêu cầu của Luật quy hoạch. Rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị khép kín, áp dụng công nghệ tiên tiến đồng bộ trên thế giới; các cơ sở giết mổ tập trung gắn với các chợ bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hiện có tại từng địa phương nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển của Thành phố và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các huyện.
Đẩy nhanh tiến độ hình thành các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố. Tích cực tìm kiếm, thu hút, giới thiệu và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch. Hướng dẫn nhà đầu tư các thủ tục, trình tự lập hồ sơ dự án và thẩm định dự án đầu tư theo quy định; hướng dẫn, giới thiệu nhà đầu tư lựa chọn dây chuyền công nghệ giết mổ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố và khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
Với các địa phương cần ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho việc triển khai xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn theo quy hoạch, đảm bảo thuận tiện trong việc gắn kết cơ sở giết mổ với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo thẩm quyền quản lý của các cơ quan chuyên môn.
Rà soát hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Căn cứ các quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố, Ngành Nông nghiệp cùng các ngành tham mưu UBND Thành phố về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố phù hợp với đặc thù phát triển của Thủ Đô. Tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ theo các chính sách hiện hành.
Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, tích cực chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp; phối hợp các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; có lộ trình và giải pháp đưa các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.
Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanha gia súc, gia cầm; đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị và kinh phí cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Tăng cường việc quản lý nguồn gốc gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố bằng hệ thống thông tin điện tử.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố trong lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, xây dựng chuỗi truy xuất nguồn gốc, giới thiệu các dây chuyền công nghệ giết mổ hiện đại, các mô hình giết mổ điển hình. Tuyên truyền, vận động các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Đề xuất với Thành phố đưa ra những quy định chỉ những sản phẩm gia súc, gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ những cơ sở được cơ quan chuyên môn kiểm soát, đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm mới được tiêu thụ trên địa bàn. Tiếp tục có sự phân cấp trong lĩnh vực quản lý giết mổ gia súc, gia cầm đối với mỗi loại hình giết mổ khác nhau. Ban hành chế tài bắt buộc các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm phải di dời vào cơ sở giết mổ tập trung có kiểm soát; chấm dứt việc giết mổ trong khu dân cư tại các địa phương; chấm dứt việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh. Có cơ chế, chính sách đặc thù (về đất đai, đầu tư hạ tầng... ) trong việc thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp tập trung và xây dựng chuỗi giá trị. Có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, xã hội hóa việc xây dựng các chợ đầu mối bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với những giải pháp trên được thực hiện đồng bộ, sự vào cuộc của các cấp chính quyền và người dân, chắc chắn hoạt động kiểm soát giết mổ sẽ có chuyển biến tích cực.
Với các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp tập trung đã xây dựng và đi vào vận hành nhưng hoạt động chưa hiệu quả, đầu tư dây chuyền máy móc chưa đồng bộ, chưa gắn với chế biến, chưa hình thành được chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm thậm chí có một số cơ sở đã ngừng hoạt động hoặc chuyển sang giết mổ tập trung để duy trì hoạt động (Cở sở giết mổ Minh Hiền tại Thanh Oai, cơ sở Fuxdex tại Đản Phượng, Hapro tại Gia Lâm ...). Việc bố trí một số địa điểm quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Chính quyền địa phương chưa có các chính sách thu hút, khuyến khích, kêu gọi được nhà đầu tư; không bố trí được vốn đầu tư; gặp khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng; các thủ tục triển khai dự án còn phức tạp; các nhà đầu tư chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm.
Về số lượng các điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không kiểm soát những năm qua đã được các cấp các ngành quan tâm, tăng cường kiểm tra đã được giảm dần qua các năm, nâng cao tỷ lệ sản phẩm giết mổ được kiểm soát trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, các hộ, điểm nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư, hoạt động mang tính thời vụ, gây ô nhiễm môi trường vẫn còn số lượng lớn gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số huyện, thị xã chưa thực sự quan tâm và chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý giết mổ và triển khai thực hiện quy hoạch giết mổ trên địa bàn quản lý, chưa quyết liệt trong việc di dời các hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ tại các khu giết mổ tập trung tại địa phương (trừ huyện Thanh Trì). Một số chính quyền địa phương và Ban quản lý chợ không quản lý chặt chẽ việc buôn bán, kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm tại chợ dẫn đến tình trạng sản phẩm thịt có kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm và thịt không kiểm soát tại gốc đều được tự do buôn bán như nhau, điều này là phổ biến tại các chợ cóc, chợ tạm, thậm trí bàn thịt ngay bên lề đường. Việc đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp tập trung sử dụng nguồn chi phí đầu tư lớn. Trong khi đó, số lượng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố, Trung ương còn ít. Các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung chưa đồng bộ, hiệu quả, khó triển khai thực hiện. Thói quen tiêu dùng của người dân còn thích sử dụng thịt tươi sống; dễ dàng chấp nhận sử dụng sản phẩm giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm bán tại các chợ.
Một số giải pháp thời gian tới trên địa bàn Thành phố là xây dựng “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung” theo yêu cầu của Luật quy hoạch. Rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị khép kín, áp dụng công nghệ tiên tiến đồng bộ trên thế giới; các cơ sở giết mổ tập trung gắn với các chợ bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hiện có tại từng địa phương nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển của Thành phố và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các huyện.
Đẩy nhanh tiến độ hình thành các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố. Tích cực tìm kiếm, thu hút, giới thiệu và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch. Hướng dẫn nhà đầu tư các thủ tục, trình tự lập hồ sơ dự án và thẩm định dự án đầu tư theo quy định; hướng dẫn, giới thiệu nhà đầu tư lựa chọn dây chuyền công nghệ giết mổ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố và khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
Với các địa phương cần ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho việc triển khai xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn theo quy hoạch, đảm bảo thuận tiện trong việc gắn kết cơ sở giết mổ với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo thẩm quyền quản lý của các cơ quan chuyên môn.
Rà soát hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Căn cứ các quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố, Ngành Nông nghiệp cùng các ngành tham mưu UBND Thành phố về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố phù hợp với đặc thù phát triển của Thủ Đô. Tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ theo các chính sách hiện hành.
Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố, tích cực chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp; phối hợp các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; có lộ trình và giải pháp đưa các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.
Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động giết mổ, kinh doanha gia súc, gia cầm; đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị và kinh phí cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Tăng cường việc quản lý nguồn gốc gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố bằng hệ thống thông tin điện tử.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố trong lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, xây dựng chuỗi truy xuất nguồn gốc, giới thiệu các dây chuyền công nghệ giết mổ hiện đại, các mô hình giết mổ điển hình. Tuyên truyền, vận động các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Đề xuất với Thành phố đưa ra những quy định chỉ những sản phẩm gia súc, gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ những cơ sở được cơ quan chuyên môn kiểm soát, đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm mới được tiêu thụ trên địa bàn. Tiếp tục có sự phân cấp trong lĩnh vực quản lý giết mổ gia súc, gia cầm đối với mỗi loại hình giết mổ khác nhau. Ban hành chế tài bắt buộc các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm phải di dời vào cơ sở giết mổ tập trung có kiểm soát; chấm dứt việc giết mổ trong khu dân cư tại các địa phương; chấm dứt việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh. Có cơ chế, chính sách đặc thù (về đất đai, đầu tư hạ tầng... ) trong việc thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp tập trung và xây dựng chuỗi giá trị. Có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, xã hội hóa việc xây dựng các chợ đầu mối bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với những giải pháp trên được thực hiện đồng bộ, sự vào cuộc của các cấp chính quyền và người dân, chắc chắn hoạt động kiểm soát giết mổ sẽ có chuyển biến tích cực.
Theo Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội/sonnptnt.hanoi.gov.vn