Lê Viết Quý: Chiến binh khởi nghiệp từ nghề pha chế đồ uống
- Chủ nhật - 23/09/2018 08:01
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Gặp Lê Viết Quý, chàng trai xứ Thanh với vóc người nhanh nhẹn, ánh mắt giàu cảm xúc trong buổi offline lớn thu hút hơn 100 thành viên của diễn đàn tham dự, chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn để hiểu hơn về những bạn trẻ đam mê khởi nghiệp trong ngành pha chế đồ uống.
Khi được hỏi về quan điểm của Quý khi là nhà sáng lập đầu tiên của cộng đồng mạng xã hội mang tên: Tổng hội Pha chế đồ uống Việt Nam với hơn 62 ngàn thành viên sau 1 năm thành lập, Quý chia sẻ: “Sứ mệnh của em là muốn trao đi nhiều giá trị. Những giá trị để có thể phát triển mỗi cá nhân định vị thương hiệu đồ uống Việt Nam trên bản đồ thế giới".
Chương trình thu hút sự có mặt của hơn 100 thành viên đến từ các tỉnh phía Bắc với những nội dung trao đổi định hướng sự phát triển của ngành pha chế đồ uống Việt Nam trong giai đoạn mới. Tổng trị giá quà tặng từ các đơn vị tài trợ khoảng 100 triệu đồng.
Nghề pha chế trong những năm gần đây đã không còn quá xa lạ hay mới mẻ đối với xã hội như thời gian trước. Còn nhớ, cách đây 10 năm, muốn tìm một lớp dạy pha chế thực sự khó khăn, bởi rất ít trung tâm đào tạo mà thường là những người đã làm nghề nhận dạy ngay tại quán, giá thành đắt, học không theo giáo trình bài bản. Cộng đồng những người pha chế đồ uống hiện nay cũng đang thể hiện sự phát triển vượt trội. Sự ra đời của Tổng hội Pha chế đồ uống Việt Nam với sứ mệnh định hướng và kết nối những thành viên trong lĩnh vực đồ uống đã và đang phát huy tác dụng.
Tham dự chương trình tọa đàm: “Giải mã công thức Hot trend 2018 và Ứng dụng phong thủy hút tài lộc trong kinh doanh đồ uống” có đại diện các công ty, các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, các chủ cửa hàng, đội ngũ pha chế (bartender), các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực pha chế đồ uống. Cụ thể: (Công ty THHH Thực Phẩm Wings Việt Nam, Thương hiệu Thủy Tinh Cát Tường, Công ty TNHH Quảng Nguyên, Công ty cổ phần Foody, Công ty Thăng Long Horeca, Thương hiệu Pizza Ý, Thương hiệu Nhíp Coffee, Trung tâm đào tạo pha chế Vietblend, Thương hiệu Kem Ý Gelato De Maggio, Thương hiệu Cacao Bến Tre, Thương hiệu Rồng Xanh Food).
“Vấn đề gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh đồ uống là khá lớn. Đa phần các bạn muốn khởi nghiệp từ nghề này đều xuất phát từ cảm tính, và hiện tại đang là thời đại Kỷ nguyên công nghiệp 4.0 thì việc kết nối với nhau cần phải được nâng cao kiến thức, trình độ là rất cần thiết và từ nhận thức về rủi ro của nghề nên tổ chức Tổng hội pha chế đồ uống Việt Nam thường xuyên tổ chức những buổi offline để kết nối, chia sẻ và tạo cơ hội cho các bạn trẻ trong lĩnh vực pha chế đồ uống” – Lê Viết Quý chia sẻ.
“Bản thân em đến nay có 12 năm kinh nghiệm sản xuất cà phê, sau quá trình tham gia kinh doanh gặp quá nhiều rủi ro, 2007 khi 21 tuổi em biết đến nghề sản xuất cafe. Em chỉ học hết lớp 9, gia đình thuần nông và gặp khá nhiều khó khăn, việc không được học hành cẩn thận buộc em phải ra ngoài mưu sinh, quá trình em tiếp thu nghề sản xuất rang xay cà phê tại Đồng Nai khi đó em chỉ kiếm được 30 nghìn đồng 1 ngày, trải qua 3 năm làm công nhân, trong quá trình em làm em nhận thấy cơ hội kinh doanh cho mình là có nhưng để làm sao bền vững với sản phẩm cà phê sạch thì thời điểm đó em mới chỉ nhen nhóm lên ý tưởng. Em đã từng làm qua rất nhiều nghề từ: làm công ty may, nội thất và bước ngoặt của em là khi em sang Đài Loan xuất khẩu lao động.
Sau 10 tháng em trả xong khoản nợ 150 triệu tiền vay để đi xuất khẩu lao động. Nơi đất khách quê người, mỗi dịp cuối tuần em thuê 1 góc để bán trà đá và cà phê Việt Nam. Ngày đầu tiên em chỉ bán được 2 ly cà phê sạch của Việt Nam và ngày thứ 2 em bán được 12 ly. Khi đó ai cũng gàn em, 25 km từ nơi em ở đến chỗ bán hàng là khoảng cách em phải di chuyển. Sau 2 tháng em đã có khách quen vì đồ uống ngon và cái duyên bán hàng. Một ngày em đứng rất nhiều để phục vụ khách từ 7h sáng đến 10h đêm, vì em luôn nghĩ “mình chưa được phép ngồi vì chưa có được kết quả gì”.
“Trong quá trình sống tại Đài Loan em rất hay nghe những bài giảng của tiến sĩ Lê Thẩm Dương và học theo những bài học kinh doanh, bài học về kỹ năng trên internet. Sau 3 năm em về nước, 2016 em mở cửa hàng đồ uống đầu tiên tại Thanh Hóa, sau 1 năm thì tháng nào cũng lỗ ít nhất 12 triệu và em bị phá sản. Sau khi lấy vợ, bằng khoản tiền vốn ít ỏi, liên tục 1 năm em đi học liên tục các khóa học phát triển kỹ năm và phát triển bản thân, từ đó em có kỹ năng và quan hệ.
Em đã có rất nhiều những người thầy như thầy Nguyễn Vĩnh Cường, thầy Lê Hoàn, thầy Phạm Thành Long, Thầy Nguyễn Ngọc Huy.. chỉ dạy cho em về việc chăm sóc khách hàng như thế nào, kết nối được những cộng đồng doanh nghiệp. Năm 2017 em là Admin đầu tiên của cộng đồng mạng xã hội Tổng hội pha chế đồ uống Việt Nam: 6 tháng đầu tiên khi em thành lập cộng đồng Tổng hội Pha chế đồ uống Việt Nam trên mạng xã hội thì đã quy tụ được hơn 62 ngàn thành viên đến từ Nhật, Nga, Việt Nam... để chia sẻ những kinh nghiệm trong ngành. Mình chưa phải là người thành công nhưng mình là người đã trải qua thất bại nên mình muốn được chia sẻ.
Từ đó, em rút được thời gian rất ngắn để liên kết những thành viên đam mê ngành đồ uống. Tính cộng đồng rất cao, các doanh nghiệp khi kết nối với thành viên trong cộng đồng sẽ có những hỗ trợ những ưu đãi cho các thành viên trong cộng đồng. ”
Sóng Hồng/dantri.vn