Mặt trận Tổ quốc cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới
- Thứ ba - 18/09/2018 21:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kết quả và những vấn đề cần khắc phục
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương, chính sách hợp lòng dân nên sớm đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ chống chính trị và của toàn dân, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đối với tỉnh Đồng Tháp, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới là một giải pháp quan trọng.
Quán triệt quan điểm trên, trong thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc cấp xã và các thành viên Mặt trận ở Đồng Tháp bước đầu đã thể hiện được vai trò nòng cốt của mình, chủ động phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng, tạo được sự đồng thuận cao, đồng thời, đã lắng nghe, tập hợp những kiến nghị và nguyện vọng của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước, nhất là các vấn đề quan trọng về phát huy dân chủ, phát triển kinh tế, văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân,... góp phần quan trọng, tạo niềm tin trong nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận Tổ quốc cấp xã đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động phong phú, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, thiết thực, như: “Hội thi tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng gia đình 05 không, 03 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới”,... tạo thành phong trào rộng lớn, có sức lan tỏa mạnh đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trong năm qua, Mặt trận Tổ quốc cấp xã cũng đã tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp tích cực đóng góp vật lực cho xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đường nông thôn với chiều dài 271,242 km, 217 cây cầu, thắp sáng đường quê 102,88 km; xây mới, sửa chữa 1.447 căn nhà; trao tặng quà hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách 30.911 phần quà; đóng góp 63.392 ngày công lao động; hiến trên 341.837m2 đất; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở rộng diện tích hoa màu, kéo điện thắp sáng đường quê, giải tỏa hành lang lộ giới, đường lưu thông nội bộ trên các cụm tuyến dân cư, dọn dẹp thu gom rác, vệ sinh công cộng, phát quang cây xanh,... đạt nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, Mô hình Hội quán - nơi sinh hoạt của những người nông dân cùng hướng suy nghĩ và tổ chức sản xuất, nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, là nơi chia sẻ kinh nghiệm được xây dựng, phát triển, đến nay, Đồng Tháp đã lập được 55 Hội quán, góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đã chủ động phối hợp tổ chức 10 lớp tập huấn cho 1.009 cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới cấp xã; tập huấn hướng dẫn đánh giá 19 bộ tiêu chí nông thôn mới cho 50 cán bộ. Theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến tháng quý I-2018, có 39 xã đạt đủ 19/19 tiêu chí; 08 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí; 38 xã đạt từ 13 - 15 tiêu chí; 33 xã đạt từ 11 - 12 tiêu chí và 01 xã đạt 10 tiêu chí.
Đạt được những kết quả trên là do Mặt trận Tổ quốc cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo phương châm hướng mạnh về ấp, bám ấp, giải quyết nhanh chóng những vấn đề đặt ra trong quá trình vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; xây dựng được nhiều mô hình nhân dân tự quản, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, khuyến học, khuyến tài, chăm sóc những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều phương thức hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn khá lớn. Công tác xây dựng nông thôn mới của Mặt trận Tổ quốc cấp xã còn những hạn chế nhất định: Một số văn bản hướng dẫn thực hiện dự án còn chậm, dẫn đến việc triển khai thực hiện chậm ở một số địa phương; một số địa phương chỉ đạo triển khai chương trình chưa quyết liệt. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong công tác xây dựng nông thôn mới có nơi còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự lắng nghe ý kiến để giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, chưa thật sự tận tâm, tận lực với chương trình, chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức trong tuyên truyền vận động nhân dân, do vậy, kết quả còn khiêm tốn.
Ngoài ra, hoạt động giám sát còn dàn trải, có những nội dung giám sát bị chồng chéo, nhiều hoạt động còn nặng về bề nổi, chưa chú trọng chiều sâu. Đặc biệt, sự tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới còn ít. Thành viên Mặt trận Tổ quốc cấp xã còn mỏng, một số cán bộ được luân chuyển từ các ngành, địa phương khác, chưa phát huy được khả năng, chưa nắm được các tiêu chí, mục đích, ý nghĩa của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, do thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm giám sát dẫn đến thông tin còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân về ý nghĩa, mục đích của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của Nhà nước và cấp trên. Việc động viên, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong nhân dân có nhiều thành tích thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới” chưa thật sự kịp thời.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong công tác xây dựng nông thôn mới
Để tiếp tục hoàn thành tốt trách nhiệm quan trọng được Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc cấp xã, trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc cấp xã của tỉnh Đồng Tháp tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư và giám sát, phản biện xã hội trong công tác xây dựng nông thôn mới.
Một là, Mặt trận Tổ quốc cấp xã tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần ý thức rõ vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên, các đoàn viên, hội viên, cộng đồng doanh nghiệp và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, giải pháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với phương châm “chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, bền bỉ, tế nhị, vững chắc”. Thành viên Mặt trận Tổ quốc cấp xã phải nắm vững chính sách, chủ trương về Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm vận động, tuyên truyền đi vào chiều sâu, cần hết sức cụ thể, chi tiết để nhân dân dễ nắm bắt, tránh hình thức, qua loa. Công tác tuyên truyền, vận động phải kết hợp nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gắn chặt tuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên truyền. Đặc biệt, phát huy vai trò người có uy tín, tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo như chức sắc, chức việc, già làng, cán bộ nghỉ hưu, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, tự ý thức, tự giác, tự nguyện hiến đất, đóng góp trí tuệ, tài lực, công sức, tiền của và cùng chung tay xây dựng nông thôn mới để chương trình sớm đi vào đời sống của người dân. Đồng thời, phải khơi dậy các tiềm năng, sức mạnh nội lực từ gia đình, dòng họ, địa bàn khu dân cư, phát huy vai trò của những hộ gia đình có tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác xã kinh doanh giỏi trở thành đầu tàu lôi kéo và động lực thúc đẩy người dân ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hai là, nâng cao nhận thức của các thành viên Mặt trận Tổ quốc để phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới.
Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc cấp xã nhận thức rõ, xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Chính vì vậy, người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc cấp xã phải nhận thức nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ, thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới. Thành viên Mặt trận cần thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, thực hiện phương châm “nói phải đi đôi với làm, tránh nói một đằng, làm một nẻo”, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Việc nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về giám sát và phản biện xã hội cho thành viên Mặt trận Tổ quốc cấp xã là yêu cầu cấp thiết. Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm về chất lượng, có trình độ chính trị, chuyên môn cao. Theo đó, đào tạo một cách bài bản, đúng chuyên môn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới cho Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã, Ban phát triển ấp; tổ chức học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong và ngoài tỉnh.
Ba là, đổi mới và chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong xây dựng nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc cấp xã là tổ chức quần chúng rộng lớn, đại điện và thực hiện sự ủy quyền của mọi tầng lớp nhân dân. Nếu không thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc cấp xã không thể hoàn thành vai trò đại diện bảo vệ lợi ích cho người dân. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần tập trung giám sát trách nhiệm của chính quyền địa phương, cán bộ, công chức trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần hướng dẫn, tổ chức cho nhân dân phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân thực hiện quyền giám sát, giám sát phải được tiến hành thường xuyên liên tục, không né tránh, nể nang, giám sát phải được thực hiện một cách trung thực, khánh quan và đúng luật. Chủ động góp ý hoặc phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng.
Khâu quan trọng của giám sát là Mặt trận Tổ quốc cấp xã phải chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó, kiến nghị biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, nội dung kiến nghị phải cụ thể, thiết thực, phù hợp và có tính khả thi khi thực hiện.
Tổ chức sơ kết, tổng kết việc Mặt trận Tổ quốc cấp xã tham gia tuyên truyền, vận động, tổ chức cho nhân dân giám sát xây dựng nông thôn mới để rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng cá nhân và tập thể có cách làm hay, sáng tạo và nhân rộng điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
Bốn là, gắn kết Chương xây dựng nông thôn mới với các phong trào của các địa phương trong toàn tỉnh Đồng Tháp.
Xác định xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của Mặt trận Tổ quốc cấp xã và cùng với sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của chủ thể nhân dân. Để thực hiện tốt các phong trào: Toàn xã chung sức xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với xây dựng nông thôn mới; Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; Đoàn kết phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển thể dục thể thao và chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường,... đòi hỏi sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị cấp xã. Cần xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài nhằm phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần đặt quyết tâm đổi mới đầu tiên chính là nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp xã với nhiều sáng tạo mới, đột phá mới, tập trung ở các nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục nhân rộng mô hình hộ gia đình thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cộng đồng dân cư quản lý xây dựng nông thôn mới” theo phương châm 3 tự - 1 nhờ; Tiếng kẻng vệ sinh môi trường; Ánh sáng quê tôi; Rào, cổng ngõ trồng hoa kiểng, vườn kiểu mẫu; Đường làng ngõ xóm xanh, sạch đẹp; Thu gom, xử lý nước thải bằng bể lắng lọc ở các hộ gia đình trước khi xả thải ra nơi công cộng... Đặc biệt, chú trọng phát huy vai trò của người dân tham gia đóng góp ý kiến, cùng chính quyền bàn bạc, chọn lựa, xác định việc nào cần làm trước, việc nào làm sau. Xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, như Hội quán nông dân, tổ nhân dân tự quản, tộc họ tự quản, mô hình ấp lành mạnh, khu dân cư an toàn về an ninh trật tự, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần chú trọng công tác phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân; tổ chức nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; sắp xếp, củng cố, tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát huy những truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp của nhân dân trên địa bàn, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho mọi người dân hiểu rõ và thấm nhuần sâu sắc mục tiêu của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới là nâng cao trình độ học vấn - chìa khóa để người dân địa phương thoát nghèo một cách bền vững.
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo diện mạo mới trong nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, nhận thức trong lao động sản xuất thay đổi, tích cực lao động, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc cấp xã tỉnh Đồng Tháp sẽ không ngừng cải tiến cách thức vận động, tuyên truyền, có sự đột phá trong suy nghĩ và cách làm, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020./.
Kết quả và những vấn đề cần khắc phục
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương, chính sách hợp lòng dân nên sớm đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ chống chính trị và của toàn dân, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đối với tỉnh Đồng Tháp, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới là một giải pháp quan trọng.
Quán triệt quan điểm trên, trong thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc cấp xã và các thành viên Mặt trận ở Đồng Tháp bước đầu đã thể hiện được vai trò nòng cốt của mình, chủ động phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng, tạo được sự đồng thuận cao, đồng thời, đã lắng nghe, tập hợp những kiến nghị và nguyện vọng của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước, nhất là các vấn đề quan trọng về phát huy dân chủ, phát triển kinh tế, văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân,... góp phần quan trọng, tạo niềm tin trong nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận Tổ quốc cấp xã đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động phong phú, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, thiết thực, như: “Hội thi tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng gia đình 05 không, 03 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới”,... tạo thành phong trào rộng lớn, có sức lan tỏa mạnh đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trong năm qua, Mặt trận Tổ quốc cấp xã cũng đã tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp tích cực đóng góp vật lực cho xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đường nông thôn với chiều dài 271,242 km, 217 cây cầu, thắp sáng đường quê 102,88 km; xây mới, sửa chữa 1.447 căn nhà; trao tặng quà hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách 30.911 phần quà; đóng góp 63.392 ngày công lao động; hiến trên 341.837m2 đất; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở rộng diện tích hoa màu, kéo điện thắp sáng đường quê, giải tỏa hành lang lộ giới, đường lưu thông nội bộ trên các cụm tuyến dân cư, dọn dẹp thu gom rác, vệ sinh công cộng, phát quang cây xanh,... đạt nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, Mô hình Hội quán - nơi sinh hoạt của những người nông dân cùng hướng suy nghĩ và tổ chức sản xuất, nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, là nơi chia sẻ kinh nghiệm được xây dựng, phát triển, đến nay, Đồng Tháp đã lập được 55 Hội quán, góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đã chủ động phối hợp tổ chức 10 lớp tập huấn cho 1.009 cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới cấp xã; tập huấn hướng dẫn đánh giá 19 bộ tiêu chí nông thôn mới cho 50 cán bộ. Theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến tháng quý I-2018, có 39 xã đạt đủ 19/19 tiêu chí; 08 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí; 38 xã đạt từ 13 - 15 tiêu chí; 33 xã đạt từ 11 - 12 tiêu chí và 01 xã đạt 10 tiêu chí.
Đạt được những kết quả trên là do Mặt trận Tổ quốc cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo phương châm hướng mạnh về ấp, bám ấp, giải quyết nhanh chóng những vấn đề đặt ra trong quá trình vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; xây dựng được nhiều mô hình nhân dân tự quản, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, khuyến học, khuyến tài, chăm sóc những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều phương thức hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn khá lớn. Công tác xây dựng nông thôn mới của Mặt trận Tổ quốc cấp xã còn những hạn chế nhất định: Một số văn bản hướng dẫn thực hiện dự án còn chậm, dẫn đến việc triển khai thực hiện chậm ở một số địa phương; một số địa phương chỉ đạo triển khai chương trình chưa quyết liệt. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong công tác xây dựng nông thôn mới có nơi còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự lắng nghe ý kiến để giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, chưa thật sự tận tâm, tận lực với chương trình, chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức trong tuyên truyền vận động nhân dân, do vậy, kết quả còn khiêm tốn.
Ngoài ra, hoạt động giám sát còn dàn trải, có những nội dung giám sát bị chồng chéo, nhiều hoạt động còn nặng về bề nổi, chưa chú trọng chiều sâu. Đặc biệt, sự tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới còn ít. Thành viên Mặt trận Tổ quốc cấp xã còn mỏng, một số cán bộ được luân chuyển từ các ngành, địa phương khác, chưa phát huy được khả năng, chưa nắm được các tiêu chí, mục đích, ý nghĩa của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, do thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm giám sát dẫn đến thông tin còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân về ý nghĩa, mục đích của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của Nhà nước và cấp trên. Việc động viên, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong nhân dân có nhiều thành tích thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới” chưa thật sự kịp thời.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong công tác xây dựng nông thôn mới
Để tiếp tục hoàn thành tốt trách nhiệm quan trọng được Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định về vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc cấp xã, trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc cấp xã của tỉnh Đồng Tháp tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư và giám sát, phản biện xã hội trong công tác xây dựng nông thôn mới.
Một là, Mặt trận Tổ quốc cấp xã tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần ý thức rõ vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên, các đoàn viên, hội viên, cộng đồng doanh nghiệp và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, giải pháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với phương châm “chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, bền bỉ, tế nhị, vững chắc”. Thành viên Mặt trận Tổ quốc cấp xã phải nắm vững chính sách, chủ trương về Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm vận động, tuyên truyền đi vào chiều sâu, cần hết sức cụ thể, chi tiết để nhân dân dễ nắm bắt, tránh hình thức, qua loa. Công tác tuyên truyền, vận động phải kết hợp nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gắn chặt tuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên truyền. Đặc biệt, phát huy vai trò người có uy tín, tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo như chức sắc, chức việc, già làng, cán bộ nghỉ hưu, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, tự ý thức, tự giác, tự nguyện hiến đất, đóng góp trí tuệ, tài lực, công sức, tiền của và cùng chung tay xây dựng nông thôn mới để chương trình sớm đi vào đời sống của người dân. Đồng thời, phải khơi dậy các tiềm năng, sức mạnh nội lực từ gia đình, dòng họ, địa bàn khu dân cư, phát huy vai trò của những hộ gia đình có tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác xã kinh doanh giỏi trở thành đầu tàu lôi kéo và động lực thúc đẩy người dân ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hai là, nâng cao nhận thức của các thành viên Mặt trận Tổ quốc để phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới.
Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc cấp xã nhận thức rõ, xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Chính vì vậy, người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc cấp xã phải nhận thức nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ, thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới. Thành viên Mặt trận cần thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, thực hiện phương châm “nói phải đi đôi với làm, tránh nói một đằng, làm một nẻo”, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Việc nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về giám sát và phản biện xã hội cho thành viên Mặt trận Tổ quốc cấp xã là yêu cầu cấp thiết. Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm về chất lượng, có trình độ chính trị, chuyên môn cao. Theo đó, đào tạo một cách bài bản, đúng chuyên môn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới cho Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã, Ban phát triển ấp; tổ chức học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong và ngoài tỉnh.
Ba là, đổi mới và chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong xây dựng nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc cấp xã là tổ chức quần chúng rộng lớn, đại điện và thực hiện sự ủy quyền của mọi tầng lớp nhân dân. Nếu không thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc cấp xã không thể hoàn thành vai trò đại diện bảo vệ lợi ích cho người dân. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần tập trung giám sát trách nhiệm của chính quyền địa phương, cán bộ, công chức trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần hướng dẫn, tổ chức cho nhân dân phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân thực hiện quyền giám sát, giám sát phải được tiến hành thường xuyên liên tục, không né tránh, nể nang, giám sát phải được thực hiện một cách trung thực, khánh quan và đúng luật. Chủ động góp ý hoặc phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng.
Khâu quan trọng của giám sát là Mặt trận Tổ quốc cấp xã phải chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó, kiến nghị biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, nội dung kiến nghị phải cụ thể, thiết thực, phù hợp và có tính khả thi khi thực hiện.
Tổ chức sơ kết, tổng kết việc Mặt trận Tổ quốc cấp xã tham gia tuyên truyền, vận động, tổ chức cho nhân dân giám sát xây dựng nông thôn mới để rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng cá nhân và tập thể có cách làm hay, sáng tạo và nhân rộng điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
Bốn là, gắn kết Chương xây dựng nông thôn mới với các phong trào của các địa phương trong toàn tỉnh Đồng Tháp.
Xác định xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của Mặt trận Tổ quốc cấp xã và cùng với sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của chủ thể nhân dân. Để thực hiện tốt các phong trào: Toàn xã chung sức xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với xây dựng nông thôn mới; Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; Đoàn kết phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển thể dục thể thao và chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường,... đòi hỏi sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị cấp xã. Cần xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài nhằm phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần đặt quyết tâm đổi mới đầu tiên chính là nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp xã với nhiều sáng tạo mới, đột phá mới, tập trung ở các nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục nhân rộng mô hình hộ gia đình thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cộng đồng dân cư quản lý xây dựng nông thôn mới” theo phương châm 3 tự - 1 nhờ; Tiếng kẻng vệ sinh môi trường; Ánh sáng quê tôi; Rào, cổng ngõ trồng hoa kiểng, vườn kiểu mẫu; Đường làng ngõ xóm xanh, sạch đẹp; Thu gom, xử lý nước thải bằng bể lắng lọc ở các hộ gia đình trước khi xả thải ra nơi công cộng... Đặc biệt, chú trọng phát huy vai trò của người dân tham gia đóng góp ý kiến, cùng chính quyền bàn bạc, chọn lựa, xác định việc nào cần làm trước, việc nào làm sau. Xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, như Hội quán nông dân, tổ nhân dân tự quản, tộc họ tự quản, mô hình ấp lành mạnh, khu dân cư an toàn về an ninh trật tự, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần chú trọng công tác phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân; tổ chức nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; sắp xếp, củng cố, tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát huy những truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp của nhân dân trên địa bàn, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho mọi người dân hiểu rõ và thấm nhuần sâu sắc mục tiêu của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới là nâng cao trình độ học vấn - chìa khóa để người dân địa phương thoát nghèo một cách bền vững.
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo diện mạo mới trong nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, nhận thức trong lao động sản xuất thay đổi, tích cực lao động, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc cấp xã tỉnh Đồng Tháp sẽ không ngừng cải tiến cách thức vận động, tuyên truyền, có sự đột phá trong suy nghĩ và cách làm, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020./.