Nam Định: 81.706 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp
- Thứ sáu - 17/01/2020 09:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(Cổng ĐT HND) – Những năm qua, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh tích cực đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tại các địa phương. Bằng nhiều nội dung phong phú, thiết thực, phong trào đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc ổn định, nâng cao đời sống của hội viên, nông dân.
Để phong trào đi vào chiều sâu, các cấp Hội chủ động tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào nhằm nâng cao nhận thức cũng như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Ngay từ đầu năm, các cấp Hội tổ chức phát động và hướng dẫn hội viên, nông dân đăng ký thi đua đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Mặt khác, các cấp Hội cũng đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành, doanh nghiệp hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ vật tư nông nghiệp; trang bị về kiến thức quản lý kinh tế… Thông qua phong trào đã giúp cho nhiều hội viên, nông dân có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Phong trào còn góp phần xây dựng hình mẫu người nông dân mới năng động, dám nghĩ, dám làm, biết cùng nhau liên kết, hợp tác trong sản xuất để tạo nên năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Qua bình xét hàng năm, số hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp liên tục tăng lên.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 81.706 hộ hội viên, nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (chiếm 21,6% so với tổng số hộ nông dân). Qua đó, góp phần tích cực vào hoạt động tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo cũng như tăng số hộ khá, giàu tại địa phương.
Đáng chú ý, từ phong trào, các cấp Hội còn giúp đỡ 12.500 lượt hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất. Đồng thời, thông qua các mô hình sản xuất giỏi đã tạo việc làm cho 157.000 lượt lao động nông thôn; giúp trên 5.000 hộ vươn lên thoát nghèo.
Từ phong trào, tại nhiều địa phương đã xuất hiện những tấm gương hội viên, nông dân điển hình trong việc định hướng sản xuất giỏi. Bên cạnh đó, ngày càng hình thành và xây dựng nhiều các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả và kinh tế cao, giúp bà con nâng cao thu nhập.
Mặt khác, trên cơ sở các chương trình phối hợp đã được ký kết, Hội ND tỉnh còn tích cực phối hợp với các sở, ngành chức năng trên địa bàn cùng triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm chuyển giao các kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong trồng trọt và chăn nuôi để hỗ trợ hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh đạt kết quả.
Sáu tháng đầu năm 2019, Hội ND tỉnh tổ chức 13 lớp dạy nghề về: May công nghiệp; trồng cây cảnh; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản cho 384 lao động. Ngoài ra, Hội ND các huyện, thành phố cũng tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 67 lớp dạy nghề cho gần 2.000 lượt hội viên, nông dân tham dự. Sau học nghề, trên 85% số học viên có việc làm ổn định. Đến nay, các cấp Hội đã trực tiếp tổ chức 89 lớp đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, hàng năm, các cấp Hội còn phối hợp để tổ chức hàng trăm buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho hội viên, nông dân trên địa bàn. Ngoài ra, vận động bà con nông dân tích cực tham gia 286 mô hình cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích việc tham gia thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất…
Các cấp Hội còn đứng ra chỉ đạo, hướng dẫn thành lập 61 Tổ hợp tác, 3 Hợp tác xã, vận động hội viên, nông dân tham gia vào các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để góp phần gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, phát huy các thế mạnh sẵn có của từng địa phương để tạo ra các vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh việc tập trung sản xuất những sản phẩm đặc sản tiêu biểu để nâng cao giá trị và thu nhập cho người sản xuất.
Tiêu biểu như: Mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao gắn với việc xây dựng thương hiệu gạo Nam Định giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toản Xuân với 40 hộ nông dân, được triển khai trên diện tích hơn 1.000 ha; chuỗi liên kết sản xuất chế biến các loại nông sản sấy của Công ty Minh Dương…
Bên cạnh đó, để tăng cường sự hỗ trợ về vốn giúp cho hội viên, nông dân có thêm nguồn lực đầu tư trong sản xuất, chăn nuôi, Hội ND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nguồn vốn Quỹ HTND với tổng số tiền đạt trên 23,6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn Quỹ đã giúp 1.025 hộ hội viên, nông dân trên địa bàn triển khai hàng trăm mô hình, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả.
Cùng với đó, các cấp Hội cũng đẩy mạnh hoạt động tín chấp với ngân hàng Chính sách xã hội, tham gia nhận ủy thác trên 1.128 tỷ đồng cho 41.057 hộ hội viên, nông dân vay; phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, tạo điều kiện cho 54.143 lượt hộ hội viên, nông dân vay trên 9.356 tỷ đồng.
Đến nay, nhờ sự hỗ trợ thiết thực của các cấp Hội, trên địa bàn đã xây dựng và thực hiện thành công hàng trăm mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả. Điển hình như: Mô hình chăn nuôi VAC tổng hợp ở xã Hải Đông- huyện Hải Hậu; nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Hà- huyện Mỹ Lộc; nuôi cá bống bớp thương phẩm tại thị trấn Rạng Đông- huyện Nghĩa Hưng; mô hình chế biến nông sản ở xã Tân Thành- huyện Vụ Bản… Trong đó, nhiều mô hình sản xuất đã phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập từ 100 triệu - gần 1 tỷ đồng/năm.
Điển hình như mô hình nuôi cá lồng trên sông Đào của gia đình ông Vũ Đình Tuấn ở xã Yên Phúc- huyện Ý Yên. Mô hình không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông mà còn mở ra hướng đi mới trong việc thúc đẩy phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Nhận thấy xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông, ông Tuấn đã tập trung mọi nguồn lực, tiếp tục đầu tư mở rộng ao nuôi và lựa chọn những loại cá có giá trị kinh tế cao, đang được thị trường ưa chuộng như: Cá lăng, trắm đen, quả, diêu hồng. Nhờ chăm chỉ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá, mô hình của gia đình ông hiện đang phát triển tốt, đàn cá nuôi ít bị dịch bệnh; mặt khác, các lồng cá đều được lựa chọn đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước lưu thông thường xuyên nên đã giúp gia đình ông giảm chi phí trong chăn nuôi.
Nhận thấy tính hiệu quả của mô hình mang lại, các cấp Hội đã đầu tư hỗ trợ về vốn, hướng dẫn kỹ thuật và vận động thêm các hộ hội viên, nông dân nuôi cá khác ở trong xã cùng nhau liên kết lại để thành lập Tổ hợp tác Đại Đoàn Kết nhằm tạo nên sức mạnh tập thể. Đến nay, Tổ hợp tác có 9 hộ hội viên, nông dân tham gia, phát triển trên 70 lồng cá; trong đó, gia đình ông Tuấn duy trì nuôi gần 50 lồng cá, lợi nhuận bình quân đạt 150 triệu đồng/năm.
Hay như cơ sở trồng nấm của gia đình anh Vũ Tuấn Hiệp ở xã Hồng Thuận- huyện Giao Thủy cũng là một tấm gương về sự mạnh dạn đi đầu trong việc định hướng tư duy làm ăn kinh tế giỏi. Xuất phát từ niềm đam mê với nghề trồng nấm, nhờ chịu khó học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ các mô hình trồng nấm đã thành công, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng 2.000 m2 nhà xưởng, trong đó 1.200 m2 là nhà mái tôn, còn lại là khu nhà dã chiến lợp bạt, tạo môi trường tự nhiên để trồng nấm.
Ngoài ra, anh còn đầu tư 2 tỷ đồng mua sắm và lắp đặt thêm các trang thiết bị để hoàn thiện khu nhà xưởng của gia đình gồm: Nồi hơi, máy băm rơm, máy đảo trộn, đóng gói liên hoàn… Trung bình mỗi năm, anh thu mua khoảng 500 khối mùn cưa cao su và keo; đồng thời, thu gom hàng trăm tấn rơm rạ sau mỗi vụ sản xuất của bà con nông dân trên địa bàn để dùng làm nguyên liệu trồng nấm.
Hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất bán ra thị trường 5 tấn mộc nhĩ khô, 20 tấn nấm sò tươi, gần 1 tấn nấm linh chi dược liệu… lợi nhuận thu được đạt 200 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, anh cũng đã bắt đầu đưa vào sản xuất và thử nghiệm chế biến một số món ăn từ những loại nấm cao cấp khác như: Nấm hoàng đế, nấm đùi gà… cũng đã nhận được sự phản hồi tốt từ người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ.
Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, anh Hiệp còn thành lập Hợp tác xã nấm và tiểu thủ công nghiệp Tuấn Hiệp với 12 thành viên. Hiện nay, việc liên kết sản xuất, kinh doanh với đối tác là các Hợp tác xã cả ở trong và ngoài tỉnh đã giúp đầu ra cho sản phẩm từ các loại nấm của cơ sở sản xuất ngày càng được mở rộng, giúp gia tăng lợi nhuận và tạo thu nhập ổn định cho các thành viên.
Tại xóm 3, xã Hải Xuân- huyện Hải Hậu, mô hình chăn nuôi gà siêu trứng theo tiêu chuẩn VietGap của gia đình anh Nguyễn Văn Công cũng cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao.
Khu trang trại với tổng diện tích hơn 4 ha được anh đầu tư xây dựng và trang bị khoa học. Hiện, với hơn 4.000 m2 chuồng nuôi được anh thiết kế kiên cố, có đầy đủ từ hệ thống chiếu sáng, thông gió để duy trì nhiệt độ phù hợp; hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động… Quy mô chăn nuôi của gia đình anh đã phát triển lên 55.000 con gà siêu trứng, mang lại nguồn thu nhập khá mỗi năm.
Thời gian tới, để giúp các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn ngày càng phát huy hiệu quả, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân; đồng thời, Hội sẽ nghiên cứu, khảo sát từ tình hình thực tế của từng địa phương để tiếp tục nhân rộng các mô hình tiêu biểu, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cho hội viên, nông dân.
Mặt khác, các cấp Hội cũng đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành, doanh nghiệp hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ vật tư nông nghiệp; trang bị về kiến thức quản lý kinh tế… Thông qua phong trào đã giúp cho nhiều hội viên, nông dân có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Phong trào còn góp phần xây dựng hình mẫu người nông dân mới năng động, dám nghĩ, dám làm, biết cùng nhau liên kết, hợp tác trong sản xuất để tạo nên năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Qua bình xét hàng năm, số hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp liên tục tăng lên.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 81.706 hộ hội viên, nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (chiếm 21,6% so với tổng số hộ nông dân). Qua đó, góp phần tích cực vào hoạt động tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo cũng như tăng số hộ khá, giàu tại địa phương.
Đáng chú ý, từ phong trào, các cấp Hội còn giúp đỡ 12.500 lượt hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất. Đồng thời, thông qua các mô hình sản xuất giỏi đã tạo việc làm cho 157.000 lượt lao động nông thôn; giúp trên 5.000 hộ vươn lên thoát nghèo.
Từ phong trào, tại nhiều địa phương đã xuất hiện những tấm gương hội viên, nông dân điển hình trong việc định hướng sản xuất giỏi. Bên cạnh đó, ngày càng hình thành và xây dựng nhiều các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả và kinh tế cao, giúp bà con nâng cao thu nhập.
Mặt khác, trên cơ sở các chương trình phối hợp đã được ký kết, Hội ND tỉnh còn tích cực phối hợp với các sở, ngành chức năng trên địa bàn cùng triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm chuyển giao các kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong trồng trọt và chăn nuôi để hỗ trợ hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh đạt kết quả.
Sáu tháng đầu năm 2019, Hội ND tỉnh tổ chức 13 lớp dạy nghề về: May công nghiệp; trồng cây cảnh; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản cho 384 lao động. Ngoài ra, Hội ND các huyện, thành phố cũng tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 67 lớp dạy nghề cho gần 2.000 lượt hội viên, nông dân tham dự. Sau học nghề, trên 85% số học viên có việc làm ổn định. Đến nay, các cấp Hội đã trực tiếp tổ chức 89 lớp đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, hàng năm, các cấp Hội còn phối hợp để tổ chức hàng trăm buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho hội viên, nông dân trên địa bàn. Ngoài ra, vận động bà con nông dân tích cực tham gia 286 mô hình cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích việc tham gia thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất…
Các cấp Hội còn đứng ra chỉ đạo, hướng dẫn thành lập 61 Tổ hợp tác, 3 Hợp tác xã, vận động hội viên, nông dân tham gia vào các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để góp phần gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, phát huy các thế mạnh sẵn có của từng địa phương để tạo ra các vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh việc tập trung sản xuất những sản phẩm đặc sản tiêu biểu để nâng cao giá trị và thu nhập cho người sản xuất.
Tiêu biểu như: Mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao gắn với việc xây dựng thương hiệu gạo Nam Định giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toản Xuân với 40 hộ nông dân, được triển khai trên diện tích hơn 1.000 ha; chuỗi liên kết sản xuất chế biến các loại nông sản sấy của Công ty Minh Dương…
Bên cạnh đó, để tăng cường sự hỗ trợ về vốn giúp cho hội viên, nông dân có thêm nguồn lực đầu tư trong sản xuất, chăn nuôi, Hội ND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nguồn vốn Quỹ HTND với tổng số tiền đạt trên 23,6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn Quỹ đã giúp 1.025 hộ hội viên, nông dân trên địa bàn triển khai hàng trăm mô hình, dự án phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả.
Cùng với đó, các cấp Hội cũng đẩy mạnh hoạt động tín chấp với ngân hàng Chính sách xã hội, tham gia nhận ủy thác trên 1.128 tỷ đồng cho 41.057 hộ hội viên, nông dân vay; phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, tạo điều kiện cho 54.143 lượt hộ hội viên, nông dân vay trên 9.356 tỷ đồng.
Đến nay, nhờ sự hỗ trợ thiết thực của các cấp Hội, trên địa bàn đã xây dựng và thực hiện thành công hàng trăm mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả. Điển hình như: Mô hình chăn nuôi VAC tổng hợp ở xã Hải Đông- huyện Hải Hậu; nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Hà- huyện Mỹ Lộc; nuôi cá bống bớp thương phẩm tại thị trấn Rạng Đông- huyện Nghĩa Hưng; mô hình chế biến nông sản ở xã Tân Thành- huyện Vụ Bản… Trong đó, nhiều mô hình sản xuất đã phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập từ 100 triệu - gần 1 tỷ đồng/năm.
Điển hình như mô hình nuôi cá lồng trên sông Đào của gia đình ông Vũ Đình Tuấn ở xã Yên Phúc- huyện Ý Yên. Mô hình không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông mà còn mở ra hướng đi mới trong việc thúc đẩy phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Nhận thấy xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông, ông Tuấn đã tập trung mọi nguồn lực, tiếp tục đầu tư mở rộng ao nuôi và lựa chọn những loại cá có giá trị kinh tế cao, đang được thị trường ưa chuộng như: Cá lăng, trắm đen, quả, diêu hồng. Nhờ chăm chỉ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá, mô hình của gia đình ông hiện đang phát triển tốt, đàn cá nuôi ít bị dịch bệnh; mặt khác, các lồng cá đều được lựa chọn đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước lưu thông thường xuyên nên đã giúp gia đình ông giảm chi phí trong chăn nuôi.
Nhận thấy tính hiệu quả của mô hình mang lại, các cấp Hội đã đầu tư hỗ trợ về vốn, hướng dẫn kỹ thuật và vận động thêm các hộ hội viên, nông dân nuôi cá khác ở trong xã cùng nhau liên kết lại để thành lập Tổ hợp tác Đại Đoàn Kết nhằm tạo nên sức mạnh tập thể. Đến nay, Tổ hợp tác có 9 hộ hội viên, nông dân tham gia, phát triển trên 70 lồng cá; trong đó, gia đình ông Tuấn duy trì nuôi gần 50 lồng cá, lợi nhuận bình quân đạt 150 triệu đồng/năm.
Hay như cơ sở trồng nấm của gia đình anh Vũ Tuấn Hiệp ở xã Hồng Thuận- huyện Giao Thủy cũng là một tấm gương về sự mạnh dạn đi đầu trong việc định hướng tư duy làm ăn kinh tế giỏi. Xuất phát từ niềm đam mê với nghề trồng nấm, nhờ chịu khó học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ các mô hình trồng nấm đã thành công, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng 2.000 m2 nhà xưởng, trong đó 1.200 m2 là nhà mái tôn, còn lại là khu nhà dã chiến lợp bạt, tạo môi trường tự nhiên để trồng nấm.
Ngoài ra, anh còn đầu tư 2 tỷ đồng mua sắm và lắp đặt thêm các trang thiết bị để hoàn thiện khu nhà xưởng của gia đình gồm: Nồi hơi, máy băm rơm, máy đảo trộn, đóng gói liên hoàn… Trung bình mỗi năm, anh thu mua khoảng 500 khối mùn cưa cao su và keo; đồng thời, thu gom hàng trăm tấn rơm rạ sau mỗi vụ sản xuất của bà con nông dân trên địa bàn để dùng làm nguyên liệu trồng nấm.
Hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất bán ra thị trường 5 tấn mộc nhĩ khô, 20 tấn nấm sò tươi, gần 1 tấn nấm linh chi dược liệu… lợi nhuận thu được đạt 200 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, anh cũng đã bắt đầu đưa vào sản xuất và thử nghiệm chế biến một số món ăn từ những loại nấm cao cấp khác như: Nấm hoàng đế, nấm đùi gà… cũng đã nhận được sự phản hồi tốt từ người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ.
Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, anh Hiệp còn thành lập Hợp tác xã nấm và tiểu thủ công nghiệp Tuấn Hiệp với 12 thành viên. Hiện nay, việc liên kết sản xuất, kinh doanh với đối tác là các Hợp tác xã cả ở trong và ngoài tỉnh đã giúp đầu ra cho sản phẩm từ các loại nấm của cơ sở sản xuất ngày càng được mở rộng, giúp gia tăng lợi nhuận và tạo thu nhập ổn định cho các thành viên.
Tại xóm 3, xã Hải Xuân- huyện Hải Hậu, mô hình chăn nuôi gà siêu trứng theo tiêu chuẩn VietGap của gia đình anh Nguyễn Văn Công cũng cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao.
Khu trang trại với tổng diện tích hơn 4 ha được anh đầu tư xây dựng và trang bị khoa học. Hiện, với hơn 4.000 m2 chuồng nuôi được anh thiết kế kiên cố, có đầy đủ từ hệ thống chiếu sáng, thông gió để duy trì nhiệt độ phù hợp; hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động… Quy mô chăn nuôi của gia đình anh đã phát triển lên 55.000 con gà siêu trứng, mang lại nguồn thu nhập khá mỗi năm.
Thời gian tới, để giúp các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn ngày càng phát huy hiệu quả, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân; đồng thời, Hội sẽ nghiên cứu, khảo sát từ tình hình thực tế của từng địa phương để tiếp tục nhân rộng các mô hình tiêu biểu, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cho hội viên, nông dân.