Nghệ An có 152/431 xã đạt chuẩn nông thôn mới
- Thứ sáu - 10/11/2017 18:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo đó, tỉnh Nghệ An đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền các nội dung về cơ chế, chính sách của chương trình nông thôn mới, phổ biến cách làm hay, sáng tạo, đột phá, các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả của các địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, tỉnh tập trung nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông nông thôn, điện, nước sạch, môi trường,...) phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách và đóng góp của người dân; đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân ở các xã nông thôn mới; phát triển các mô hình phát triển sản xuất liên kết sâu với doanh nghiệp; nghiên cứu cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có 152/431 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 35,3% số xã trong toàn tỉnh. Theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, thông qua thực hiện chương trình nông thôn mới tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ở một số địa phương đã được nâng lên.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; nhiều mô hình mới đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên.
Tại một số vùng nông thôn của tỉnh, kinh tế nông thôn đang dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia.tăng và phát triển bền vững; các làng nghề chế biến nông sản được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn.
Tuy nhiên, trong thực hiện chương trình nông thôn mới tại Nghệ An cũng đang bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập, nổi lên đó là nhiều địa phương còn lúng túng, vướng mắc trong quá trình thực hiện, dẫn đến tiến độ thực hiện một số nội dung và giải ngân nguồn vỗn được hỗ trợ còn chậm; nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới cho các xã chưa đáp ứng với nhu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách cấp; kết quả huy động các nguồn lực khác cho xây dựng nông thôn mới còn rất hạn chế; ở một số địa phương, cơ sở còn thiếu quyết tâm chính trị trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung các giải pháp khắc phục tình trạng trên; trong đó, có việc sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch nông thôn mới và đề án xây dựng nông thôn mới các xã gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch của các huyện; rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình nông thôn mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước các cấp bảo đảm kịp thời, phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.
Tỉnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong sản xuất, thương mại các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn; triển khai thực hiện chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Riêng nguồn vốn (đây đang là vấn đề khó giải quyết tại địa phương) tỉnh sẽ ưu tiên bố trí ngân sách trung ương và địa phương các cấp và huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình nông thôn mới; đảm bảo tất cả các xã trên địa bàn được bố trí nguồn lực thực hiện, trong đó ưu tiên cho các xã đặc biệt khó khăn và các xã phấn đấu về đích trong năm 2018.
Đồng thời, tỉnh tập trung nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông nông thôn, điện, nước sạch, môi trường,...) phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách và đóng góp của người dân; đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân ở các xã nông thôn mới; phát triển các mô hình phát triển sản xuất liên kết sâu với doanh nghiệp; nghiên cứu cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có 152/431 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 35,3% số xã trong toàn tỉnh. Theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, thông qua thực hiện chương trình nông thôn mới tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ở một số địa phương đã được nâng lên.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; nhiều mô hình mới đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên.
Tại một số vùng nông thôn của tỉnh, kinh tế nông thôn đang dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia.tăng và phát triển bền vững; các làng nghề chế biến nông sản được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn.
Nhiều hộ dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) . Ảnh: Thanh Tùng -TTXVN |
Tuy nhiên, trong thực hiện chương trình nông thôn mới tại Nghệ An cũng đang bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập, nổi lên đó là nhiều địa phương còn lúng túng, vướng mắc trong quá trình thực hiện, dẫn đến tiến độ thực hiện một số nội dung và giải ngân nguồn vỗn được hỗ trợ còn chậm; nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới cho các xã chưa đáp ứng với nhu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách cấp; kết quả huy động các nguồn lực khác cho xây dựng nông thôn mới còn rất hạn chế; ở một số địa phương, cơ sở còn thiếu quyết tâm chính trị trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung các giải pháp khắc phục tình trạng trên; trong đó, có việc sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch nông thôn mới và đề án xây dựng nông thôn mới các xã gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch của các huyện; rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình nông thôn mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước các cấp bảo đảm kịp thời, phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.
Tỉnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong sản xuất, thương mại các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn; triển khai thực hiện chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Riêng nguồn vốn (đây đang là vấn đề khó giải quyết tại địa phương) tỉnh sẽ ưu tiên bố trí ngân sách trung ương và địa phương các cấp và huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình nông thôn mới; đảm bảo tất cả các xã trên địa bàn được bố trí nguồn lực thực hiện, trong đó ưu tiên cho các xã đặc biệt khó khăn và các xã phấn đấu về đích trong năm 2018.
Theo Nguyễn Văn Nhật/Báo Ảnh DT&MN.Vn