Người Mộc Châu đồng lòng làm giàu

Người Mộc Châu đồng lòng làm giàu
Các chuyên gia ngành chăn nuôi cho biết, chỉ cần khai thác hiệu quả 30 – 40% sản lượng cám gạo trong nước mỗi năm, Việt Nam đã có thể hạn chế được một phần lớn việc phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) nhập khẩu.
Tại Hội thảo “Khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu cám gạo nội địa trong chế biến TĂCN” tổ chức cuối tuần qua ở TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, chỉ riêng ĐBSCL, mỗi năm có khoảng 4 triệu tấn cám gạo được tạo ra từ hoạt động xay xát lúa gạo. Đây là nguồn nguyên liệu rất có giá trị cho hoạt động chế biến TĂCN, thức ăn thủy sản cũng như việc trích ly dầu cám gạo, sử dụng trong sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm… 

Ông Dương cũng cho biết, hiện cả nước chỉ có hai doanh nghiệp tại ĐBSCL sử dụng nguồn nguyên liệu này để trích ly, gồm Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam (Cần Thơ) và Công ty TNHH Dầu ăn Uni-Bran (Tiền Giang). Tuy nhiên, số lượng cám được đưa vào chế biến sâu còn chưa đáng kể, chỉ khoảng 300.000 tấn.

Chỉ cần khai thác hiệu quả 30 - 40% sản lượng cám gạo trong nước mỗi năm, Việt Nam đã có một nguồn lớn TĂCN.
Chỉ cần khai thác hiệu quả 30 - 40% sản lượng cám gạo trong nước mỗi năm, Việt Nam đã có một nguồn lớn TĂCN.

TS Dương Duy Đồng – Trưởng khoa Chăn nuôi, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng cho biết, cám tươi nếu được đưa vào trích ly trong vòng 6 – 8 giờ sau khi xay xát gạo sẽ cho thu được sản phẩm dầu cám gạo rất giá trị. Ngoài ra, thời gian bảo quản sản phẩm cám gạo đã trích ly để chế biến TĂCN cũng tăng lên 6 – 8 tháng so với mức 7 - 10 ngày của cám gạo chưa qua chế biến. 

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích thị trường của Công ty CP Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor) cho biết, giá cám gạo trong nước cũng như nhập khẩu đã liên tục tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, đối với cám gạo, giá bán tại kho ở Kiên Giang và Tiền Giang hiện đã tăng thêm 100 - 300 đồng/kg so với tuần trước, lên mức 4.900 - 5.000 đồng/kg. 

Cũng theo AgroMonitor, giá chào cám gạo nhập khẩu của Ấn Độ về cảng TP.HCM đã tăng thêm 1USD/tấn, lên mức 188USD loại 1 và 178USD/tấn loại 2. Trước đó, trong năm 2013, Việt Nam nhập khoảng 1 triệu tấn cám gạo các loại, phục vụ chế biến TĂCN, thức ăn thủy sản các loại.
Nguồn: danviet.vn