Người thương binh mê nuôi lợn ngoại
- Thứ năm - 13/03/2014 21:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Là thương binh hạng 2/3, nhưng nói về làm kinh tế trang trại thì ít người lành lặn làm được như ông Nguyễn Hoàng Kim ở xã Khánh Thành (Yên Khánh, Ninh Bình).
Năm 1979, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường biên giới phía Bắc, và cũng trong trận chiến này ông đã bị thương. “Xuất ngũ với thương tật trên người. Lúc đó mình nghĩ trong chiến tranh ác liệt còn chẳng sợ nữa là thời bình, có đất đai, có cơ hội làm giàu thì làm sao mà chịu thua được”- ông Kim nhớ lại.
Bắt tay vào làm kinh tế, ông quyết định chuyển từ cây lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột và cà chua. “Là cây trồng mới, chưa có ở địa phương, nên vừa trồng tôi vừa tìm mua sách để đọc và sang các xã bên thăm mô hình thực tế để học kỹ thuật, có kiến thức nên cứ trồng vụ nào tôi thắng vụ đó” - ông Kim tâm sự.
Năm 2000, nhận thấy thị trường rau, củ, quả đã bão hòa, ông quyết định đổ tiền vào xây dựng trang trại chăn nuôi lợn và đào ao thả cá. Ông không nuôi theo phong trào, mà tìm mua giống nuôi lợn nái ngoại. Ông Kim bảo: “Đã nuôi phải chọn giống tốt, vừa dễ nuôi, kháng được bệnh tật lại cho thu nhập cao”. Thế là vợ chồng ông đầu tư 150 triệu đồng mua 3 lợn nái ngoại về nuôi. Nhờ có kiến thức, nên ngay từ lứa đầu nuôi lợn ngoại đã cho thấy hiệu quả. Năm 2012, ông tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại và mua thêm hơn chục lợn nái ngoại về nuôi và nuôi cả lợn thịt thương phẩm.
Do chất lượng lợn tốt nên lợn của ông bán ra luôn được bạn hàng trong và ngoài huyện tín nhiệm. ông Kim chia sẻ: “Trung bình mỗi năm trang trại của tôi xuất chuồng 2 tấn lợn giống và hơn 30 tấn lợn thương phẩm, tính ra thu nhập của tôi cũng gần 2 tỷ đồng/năm”.
Hỏi về kinh nghiệm nuôi lợn nái ngoại, ông Kim cho hay: Nuôi lợn nái ngoại cũng khá đơn giản, các chủ trang trại chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là tránh được các dịch bệnh. Ngoài ra, do là giống lợn mới, nên muốn nuôi được cũng cần phải mua sách kỹ thuật về học nhiều thì mới được.
Bà con muốn chia sẻ học kinh nghiệm nuôi lợn, mua lợn giống ngoại liên hệ với ông Nguyễn Hoàng Kim qua số điện thoại: 0983659838.
Bắt tay vào làm kinh tế, ông quyết định chuyển từ cây lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột và cà chua. “Là cây trồng mới, chưa có ở địa phương, nên vừa trồng tôi vừa tìm mua sách để đọc và sang các xã bên thăm mô hình thực tế để học kỹ thuật, có kiến thức nên cứ trồng vụ nào tôi thắng vụ đó” - ông Kim tâm sự.
Năm 2000, nhận thấy thị trường rau, củ, quả đã bão hòa, ông quyết định đổ tiền vào xây dựng trang trại chăn nuôi lợn và đào ao thả cá. Ông không nuôi theo phong trào, mà tìm mua giống nuôi lợn nái ngoại. Ông Kim bảo: “Đã nuôi phải chọn giống tốt, vừa dễ nuôi, kháng được bệnh tật lại cho thu nhập cao”. Thế là vợ chồng ông đầu tư 150 triệu đồng mua 3 lợn nái ngoại về nuôi. Nhờ có kiến thức, nên ngay từ lứa đầu nuôi lợn ngoại đã cho thấy hiệu quả. Năm 2012, ông tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại và mua thêm hơn chục lợn nái ngoại về nuôi và nuôi cả lợn thịt thương phẩm.
Do chất lượng lợn tốt nên lợn của ông bán ra luôn được bạn hàng trong và ngoài huyện tín nhiệm. ông Kim chia sẻ: “Trung bình mỗi năm trang trại của tôi xuất chuồng 2 tấn lợn giống và hơn 30 tấn lợn thương phẩm, tính ra thu nhập của tôi cũng gần 2 tỷ đồng/năm”.
Hỏi về kinh nghiệm nuôi lợn nái ngoại, ông Kim cho hay: Nuôi lợn nái ngoại cũng khá đơn giản, các chủ trang trại chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là tránh được các dịch bệnh. Ngoài ra, do là giống lợn mới, nên muốn nuôi được cũng cần phải mua sách kỹ thuật về học nhiều thì mới được.
Bà con muốn chia sẻ học kinh nghiệm nuôi lợn, mua lợn giống ngoại liên hệ với ông Nguyễn Hoàng Kim qua số điện thoại: 0983659838.
Theo danviet.vn