Những tỷ phú nông dân: Siêu giàu từ trồng củ cải, chăn lợn, nuôi gà
- Thứ tư - 11/10/2017 23:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trước đó, 5/10, BTC đã tổ chức họp báo, công bố 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017, 24 Gương mặt 30 năm Đổi mới. Không ít người bất ngờ bởi nhiều đại diện nông dân đã thực sự xuất sắc với những đóng góp ấn tượng, đạt kỷ lục từ trước đến nay.
1. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 điều hành doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất là ông Lê Huy Điệp, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Quyết Tiến, tỉnh Nam Định. Lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh năm 2016 của doanh nghiệp Quyết Tiến đạt 204 tỷ đồng.
Ông Lê Huy Điệp-Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Quyết Tiến |
2. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 có doanh thu cao nhất từ sản xuất nông lâm nghiệp là ông Trịnh Đình Cây, tỉnh Bình Phước - trồng 20 ha cao su, 5 ha hồ tiêu, chế biến hạt điều, doanh thu năm 2016 đạt 120 tỷ đồng.
Ông Trịnh Đình Cây trồng 20 ha cao su, 5 ha hồ tiêu, chế biến hạt điều. |
3. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 có liên kết, hợp tác với số lượng nông dân lớn nhất là ông Nguyễn Văn Đoàn, tỉnh Lâm Đồng. Với mô hình trồng, sơ chế và kinh doanh các loại rau, củ, quả thực phẩm, ông Nguyễn Văn Đoàn đã liên kết, hợp tác với 1.000 nông hộ trong tỉnh để tạo ra doanh thu trong sản xuất đạt 1 tỷ đồng/ngày. Ông Nguyễn Văn Đoàn cũng là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 là lãnh đạo Hợp tác xã nông nghiệp có doanh thu cao nhất đạt 360 tỷ đồng năm 2016.
Ông Nguyễn Văn Đoàn |
4. Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017 có diện tích đất sản xuất cây nông nghiệp, diện tích trồng rừng cây lâm nghiệp, có nhiều gỗ quý nhất là ông Võ Văn Ten, tỉnh Tây Ninh. Ông Võ Văn Ten có 200 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó phần lớn là đất trồng rừng gỗ quý. Ông Võ Văn Ten hơn 20 năm trồng rừng với nhiều cây gỗ quý nhưng có ý định trồng và giữ cho con cháu mai sau và phát triển cảnh quan sinh thái, môi trường chứ không phải để bán gỗ. Được biết, ông Ten sinh năm 1942 cũng là nông dân Việt Nam xuất sắc lớn tuổi nhất.
5. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 có số lượng đàn trâu, bò “khủng” nhất là ông Lường Văn Sương, dân tộc Tày tỉnh Hòa Bình. Với hình thức tự chăn nuôi và cho nuôi giẽ, ông Lường Văn Sương hiện đang sở hữu tổng cộng 202 con trâu, bò và trồng 165 ha cây lâm nghiệp.
6. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 là người dân tộc thiểu số nhân ái nhất là ông Tào Văn Lang tỉnh Gia Lai. Ông Tào Văn Lang đã bỏ tiền xây 1 công trình cấp nước cho làng Roh, xã Ia Blang, huyện Chư Sê; hỗ trợ 1,5 tỷ đồng vốn không tính lãi cho 200 lượt hộ nông dân.
7. Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017 là người dân tộc thiểu số nhanh nhạy, giỏi trong sản xuất, kinh doanh nhất là ông A Hiếu, sinh năm 1970, dân tộc Rơ Ngao tỉnh Kon Tum. A Hiếu là người dân tộc Rơ Ngao đầu tiên của làng Kon Gung trồng cà phê làm giàu. Hiện A Hiếu trồng hơn 10ha cà phê, cao su, bời lời… A Hiếu sử dụng thành thạo máy tính, máy móc cơ giới hóa nông nghiệp; kinh doanh 2 chiếc phà chở bà con qua sông Pô Kô đi làm rẫy, vận chuyển nông sản với giá hỗ trợ là chính chứ không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận.
8. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 trả lương cao nhất cho người lao động là ông Nguyễn Văn Ái, tỉnh Bình Định. Ông Nguyễn Văn Ái hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt hải sản xa bờ, doanh thu hơn 55 tỷ đồng/năm và sử dụng 75 lao động với mức lương bình quân 13 triệu đồng/người/tháng.
Bà Lành Thị Triều là nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi nhất |
9. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 là nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi nhất là bà Lành Thị Triều, dân tộc Tày tỉnh Đồng Nai. Bà Lành Thị Triều có trang trại chăn nuôi rộng 10ha, chăn nuôi 300 con heo nái, 3.000 con heo thịt, lợi nhuận năm 2016 đạt 7,2 tỷ đồng.
10. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 là nữ giới có doanh thu cao nhất là bà Nguyễn Thị Thêu, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Nguyễn Thị Thêu có trang trại chăn nuôi gà thịt, gà giống rộng 9ha, doanh thu năm 2016 đạt 45 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng.
11. Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 có thành tích trong xây dựng nông thôn mới ấn tượng nhất là ông Bùi Văn Thắng, tỉnh Quảng Ngãi. Ông Thắng là Nguyên Chủ tịch Hội ND xã Bình Trung, huyện Bình Sơn. Những năm qua, ông Thắng đã cùng Hội ND xã đẩy mạnh hoạt động vay vốn, tín chấp ngân hàng cho ND vay vốn ưu đãi. Đến nay, nguồn vốn do Hội ND xã quản lý là 15 tỷ đồng và vốn Quỹ Hỗ trợ ND xã là 62 triệu đồng. Đề xuất Hội ND đảm nhận 17 tuyến đường tự quản dài 7.500 m được thường xuyên dọn thông thoáng sạch đẹp và đảm bảo an toàn giao thông. Bản thân ông Thắng đã góp phần tạo cho hoạt động công tác Hội và phong trào ND của xã. Cuối năm 2016, xã đạ được 19/19 tiêu chí, vào ngày 29.42017, xã đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
12. Nông dân Việt Nam xuất sắc trẻ nhất là anh Nguyễn Văn Nữa sinh năm 1988. Tuổi còn khá trẻ nhưng anh Nữa khá nhanh nhạy trong sản xuất kinh doanh với mô hình nuôi ếch khép kín theo chuỗi giá trị. Không chỉ chăn nuôi ếch, ba ba, anh Nữa còn chế biến sản phẩm ếch sấy khô và chà bông ếch, mỗi năm anh Nữa có doanh thu hơn 5 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi hơn 2 tỷ đồng mỗi năm.
Máy thu hoạch mía của Phi Anh Đệ. |
13. Nông dân Việt Nam xuất sắc chế tạo thành công nhiều máy móc nông nghiệp là anh Phi Anh Đệ (SN 1977) ở Phú Yên. Thật bất ngờ, dù chỉ học hết lớp 5, nhưng với đam mê tìm tòi, nghiên cứu máy móc và trăn trở vì nông dân tốn chi phí cao, vất vả trong sản xuất nông nghiệp, nên anh đã sáng chế thành công nhiều loại máy công cụ.
Tính đến nay anh Đệ đã cải tạo và sáng chế ra 7 loại máy nông nghiệp phục vụ cho cây mía. Đặc biệt, mới đây anh Phi Anh Đệ đã sáng chế ra máy thu hoạch mía với công năng của máy này một ngày có thể chặt được 600 tấn mía thay thế cho khoảng 70 công lao động chặt mía thủ công như hiện nay, đồng thời chặt được sát gốc, không để gốc cao như chặt tay bình thường.
Ngoài ra, trong lúc thu hoạch máy cũng đã băm rác mía vụn được 1 phần để làm phân hữu cơ bón cho vụ mía sau. So với máy thu hoạch mía của nước ngoài, chiếc máy này đã khắc phục được nhược điểm về kích thước quá lớn cồng kềnh mà giá thành lại rẻ chỉ bằng 1/10. Theo anh Đệ, một máy thu hoạch mía của nước ngoài phải từ 5-10 tỷ, máy của anh chỉ trên dưới 1 tỷ..
Theo An An/ Viet nam net.VN