Ninh Bình: Nông dân được trao tem truy xuất nguồn gốc nông sản
- Thứ bảy - 04/01/2020 07:01
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xây dựng thương hiệu cho nông dân
Năm 2019, Hội ND tỉnh đã phối hợp trung tâm Viễn thông Ninh Bình (VNPT) hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn gia đình ông Tống Viết Vinh, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô đăng ký tem nhãn cung cấp thông tin về sản phẩm, nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm, sau quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, cam kết về tuân thủ quy trình sản xuất theo VietGAP, hộ ông Tống Viết Lư đã được Hội ND tỉnh trao mã tem điện tử truy xuất nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm. Từ khi đăng ký tem nhãn cung cấp thông tin, nguồn gốc về sản phẩm các sản phẩm rau, củ, quả của gia đình ông đã được các cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn toàn tỉnh nhập về bán với số lượng lớn, được người dân tin dùng, lựa chọn, số lượng tiêu thụ ngày càng tăng lên.
Ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình (thứ 3 bên trái) trao và hướng dẫn tem truy xuất nguồn gốc nông sản cho HTX xã sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (Yên Khánh). Ảnh: P.V
"Thời gian tới, Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, hỗ trợ chỉ dẫn địa lý và cấp tem truy xuất nguồn gốc tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của hội viên nông dân. Góp phần thực hiện thành công đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn”. Ông Hoàng Ngọc Chinh |
Hay vừa qua, Hội ND tỉnh Ninh Bình cũng trao hơn 60.000 chiếc tem truy xuất nguồn gốc nông sản cho hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh. Đây là một loại tem điện tử có chứa mã xác thực dưới dạng mã QR code và được doanh nghiệp, người sản xuất dán lên trên những sản phẩm do mình sản xuất và cung cấp. Trên bề mặt tem chứa những thông tin được mã hóa, khi sử dụng phần mềm hoặc ứng dụng quét mã QR, mọi thông tin về sản phẩm như: Nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như lưu ý khi sử dụng sản phẩm hoặc thông tin liên quan đến sản phẩm sẽ hiện ra. Nhờ đó mà người tiêu dùng có thể nắm rõ được những thông tin cần thiết về sản phẩm trước khi chọn mua. Khi sử dụng tem này, bà con nông dân của hợp tác xã có thể bảo vệ và phát triển, nâng cao tính cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm rau quả an toàn của mình; tạo được niềm tin đến khách hàng nhiều hơn; chia sẻ được dữ liệu thời gian cho các đối tác thu mua, giúp họ yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm…
Tăng sức cạnh tranh, uy tín cho nông sản
Ngay từ khi có đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn”. Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND 100% các cấp tổ chức sinh hoạt tuyên truyền đã có 123.273 hội viên tham dự và vận động 124.583 hội viên tham gia ký cam kết nói không với thực phẩm bẩn. Bên cạnh đó, tổ chức 48 buổi tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho 4.300 cán bộ, hội viên nông dân.
Hiện nay, toàn tỉnh có hàng chục sản phẩm nông sản tiêu biểu của các gia đình, trang trại, hợp tác xã trong tỉnh được hỗ trợ xây dựng và đã gắn tem. Năm 2019, Hội ND tỉnh đã hỗ trợ trên 130.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các hộ sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các sản phẩm đều có chứng nhận chất lượng đã qua kiểm định. Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh còn tiếp tục phát triển và duy trì 465 mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn. Trong đó, 42 mô hình cấp tỉnh, 67 mô hình cấp thành phố, 397 mô hình cấp cơ sở. Hội còn vận động thành lập 28 hợp tác xã và 110 tổ hợp tác chuyên ngành sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn.
Đồng chí Hoàng Ngọc Chinh - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho biết: “Việc xây dựng tem nhãn mác sẽ góp phần đưa nông sản của nông dân vào các hệ thống cửa hàng sạch, siêu thị. Qua đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh đồng thời là hàng rào bảo vệ uy tín sản phẩm cho hội viên trước nạn hàng giả, hàng nhái. Thời gian tới, Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, hỗ trợ chỉ dẫn địa lý và cấp tem truy xuất nguồn gốc tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của hội viên nông dân. Góp phần thực hiện thành công đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn”.