Nông dân huyện biên giới Bù Đốp phất lên nhờ chuyển đổi cây trồng
- Chủ nhật - 08/07/2018 06:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giá cả loại cây trồng chủ lực như tiêu, điều, cao su liên tục xuống giá, mất mùa liên tục trong hơn 2 năm qua khiến không ít nông hộ ở tỉnh Bình Phước gặp nhiều khó khăn tái đầu tư cây trồng. Trước tình hình đó, nhiều hộ dân đã mạnh dạn huyển hướng đầu tư sang trồng loại cây có múi như bưởi da xanh, quýt đường giá trị kinh tế cao hơn.
Cụ thể, ghi nhận tại vùng biên giới huyện Bù Đốp cho thấy, sau khi được các ngành chức năng địa phương định hướng nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng cho phù hợp để tăng năng suất. Điển hình hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng ở thị trấn Thanh Bình tìm hiểu thị trường và kỹ thuật chăm sóc từ năm 2014 đã quyết định đầu tư hơn 20 triệu đồng để trồng gần 100 gốc bưởi da xanh trên diện tích hơn 0,4 ha.
Nhờ được chăm sóc tốt, hiện nay vườn bưởi của ông đã phát triển tốt, cho trái khá nhiều. Trung bình mỗi cây cho năng suất khoảng 70 trái, mỗi trái có trọng lượng từ 1,2-1,6 kg. Với giá bán xô tại vườn hiện nay khoảng 40.000 đồng/kg, dự tính năm 2018 ông thu về khoảng 300 triệu đồng, một nguồn thu cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác trên cùng một diện tích đất.
Ông Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ, trước tình hình giá cả các loại cây trồng chủ lực của địa phương ở mức thấp, ông đã quyết định chuyển sang trồng bưởi da xanh. Ban đầu cũng gặp khó khăn về kỹ thuật, về sau làm tới đâu tìm hiểu, học tới đó. "Bây giờ trồng loại cây này dễ hơn, vừa học hỏi các hộ đã trồng ở địa phương khác, vừa học hỏi các chuyên gia kỹ sư nông nghiệp”, ông Nguyễn Thanh Hùng nói.
Trước việc nhiều hộ nông dân chuyển đổi cây trồng, Trung tâm nông lâm nghiệp huyện Bù Đốp đã trực tiếp hướng dẫn khi các nông hộ có nhu cầu tư vấn. Theo đó, đối với cây bưởi đa phần bị sâu hại ở tầng lá non nên vấn đề chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh là cần tập trung. Trung tâm nông nghiêp khuyến cáo bà con khi bón phân nên tập trung để đồng nhất, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học vì trên cây bưởi có dòng nhện đỏ có khả năng kháng bệnh rất cao nên cần phun thuốc định kỳ. Khi sử dụng dòng sinh học không hết thì khi đó bà con nên sử dụng dòng hóa học, đồng thời lưu ý là phải đảo thuốc liên tục để hạn chế khả năng kháng thuốc của dịch bệnh.
“Chăm sóc bưởi da xanh tùy theo thời điểm, khi mới trồng năm đầu phải chú ý đến sâu ăn lá. Về phân bón, lúc cây còn nhỏ chủ yếu là dùng phân hữu cơ và một số phân kích thích ra rễ, cho rễ phát triển mạnh nhiều để nuôi cây”, ông Hùng chia sẻ thêm.
Anh Lê Hữu Chí ở ấp 5, xã Thanh Hoà, huyện Bù Đốp lại chọn quýt đường để phát triển kinh tế. Với lợi thế đất nằm cạnh dòng sông Bé, nguồn nước tưới dồi dào nên anh Chí đầu tư 1.100 gốc quýt đường trên diện tích 1,7 ha. Anh Chí cho biết, năm 2017, vườn quýt của gia đình thu được hơn 60 tấn trái, với giá bán tại vườn 22.000 đồng/kg, sau khi đã trừ các khoản chi phí anh thu được gần 1 tỷ đồng, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng như cao su, điều. Với hiệu quả kinh tế do cây quýt mang lại, anh càng có điều kiện để tái đầu tư, thâm canh tốt hơn.
Năm 2018, này anh Chí tiếp tục đầu tư nhiều hơn, trung bình khoảng 400-450 ngàn đồng/gốc tuỳ theo cây lớn hay nhỏ. Năm nay vườn quýt nhà sai trái, bình quân mỗi cây khoảng 70 kg trái. Hiện nay gia đình anh đã thu hoạch gần xong lứa đầu, đợt thứ 2 sẽ thu vào khoảng tháng 9 tới và đợt 3 vào thời điểm giáp tết. Dự tính năm nay anh thu về trên tỷ đồng. Theo anh Chí, trồng quýt cũng khó, nhưng khi đã nắm bắt được kỹ thuật cũng như đặc tính của cây quýt thì rất thuận tiện chăm sóc.
Theo kỹ sư Đỗ Hữu Đức, cán bộ Trung tâm nông lâm nghiệp huyện Bù Đốp, trong những năm gần đây bà con huyện chuyển sang cây trồng có múi đang mang lại thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những cây trồng có múi bà con cần lưu ý, đầu mùa mưa sâu bệnh hại rất dễ tấn công, do vậy để vừa ngăn ngừa nấm bệnh tấn công vùng rễ và vùng gốc cần thúc phân chuồng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Còn bệnh vàng lá, thối gốc liên quan đến độ ẩm của đất bà con lưu ý trong vườn cần để thông thoáng. Trên vùng đất thoát nước kém cần phải đào mương từ hai đến ba hàng cho một đường mương để thoát nước.
Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, năng suất ổn định, giá cả khá cao và những loại cây có múi như bưởi da xanh, quýt đường, hiện là sự lựa chọn đúng đắn, mang về nguồn thu lớn cho người dân vùng biên giới Bù Đốp. Trong bối cảnh phần lớn các loại cây trồng chủ lực ở Bình Phước “ảm đạm” về giá cả thì điển hình như nông hộ ông Hùng, anh Chí lựa chọn cây bưởi da xanh, quýt đường đang mở ra một hướng đi chuyển đổi cây trồng mới giúp nhà nông vùng biên này phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Xã viên Hợp tác xã trồng bưởi da xanh Bù Đốp Nguyễn Văn Bắc (thứ ba từ trái qua) cùng đoàn công tác huyện tham quan vườn bưởi của hợp tác xã. Ảnh: baobinhphuoc.com.vn |
Cụ thể, ghi nhận tại vùng biên giới huyện Bù Đốp cho thấy, sau khi được các ngành chức năng địa phương định hướng nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng cho phù hợp để tăng năng suất. Điển hình hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng ở thị trấn Thanh Bình tìm hiểu thị trường và kỹ thuật chăm sóc từ năm 2014 đã quyết định đầu tư hơn 20 triệu đồng để trồng gần 100 gốc bưởi da xanh trên diện tích hơn 0,4 ha.
Nhờ được chăm sóc tốt, hiện nay vườn bưởi của ông đã phát triển tốt, cho trái khá nhiều. Trung bình mỗi cây cho năng suất khoảng 70 trái, mỗi trái có trọng lượng từ 1,2-1,6 kg. Với giá bán xô tại vườn hiện nay khoảng 40.000 đồng/kg, dự tính năm 2018 ông thu về khoảng 300 triệu đồng, một nguồn thu cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác trên cùng một diện tích đất.
Ông Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ, trước tình hình giá cả các loại cây trồng chủ lực của địa phương ở mức thấp, ông đã quyết định chuyển sang trồng bưởi da xanh. Ban đầu cũng gặp khó khăn về kỹ thuật, về sau làm tới đâu tìm hiểu, học tới đó. "Bây giờ trồng loại cây này dễ hơn, vừa học hỏi các hộ đã trồng ở địa phương khác, vừa học hỏi các chuyên gia kỹ sư nông nghiệp”, ông Nguyễn Thanh Hùng nói.
Trước việc nhiều hộ nông dân chuyển đổi cây trồng, Trung tâm nông lâm nghiệp huyện Bù Đốp đã trực tiếp hướng dẫn khi các nông hộ có nhu cầu tư vấn. Theo đó, đối với cây bưởi đa phần bị sâu hại ở tầng lá non nên vấn đề chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh là cần tập trung. Trung tâm nông nghiêp khuyến cáo bà con khi bón phân nên tập trung để đồng nhất, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học vì trên cây bưởi có dòng nhện đỏ có khả năng kháng bệnh rất cao nên cần phun thuốc định kỳ. Khi sử dụng dòng sinh học không hết thì khi đó bà con nên sử dụng dòng hóa học, đồng thời lưu ý là phải đảo thuốc liên tục để hạn chế khả năng kháng thuốc của dịch bệnh.
“Chăm sóc bưởi da xanh tùy theo thời điểm, khi mới trồng năm đầu phải chú ý đến sâu ăn lá. Về phân bón, lúc cây còn nhỏ chủ yếu là dùng phân hữu cơ và một số phân kích thích ra rễ, cho rễ phát triển mạnh nhiều để nuôi cây”, ông Hùng chia sẻ thêm.
Anh Lê Hữu Chí ở ấp 5, xã Thanh Hoà, huyện Bù Đốp lại chọn quýt đường để phát triển kinh tế. Với lợi thế đất nằm cạnh dòng sông Bé, nguồn nước tưới dồi dào nên anh Chí đầu tư 1.100 gốc quýt đường trên diện tích 1,7 ha. Anh Chí cho biết, năm 2017, vườn quýt của gia đình thu được hơn 60 tấn trái, với giá bán tại vườn 22.000 đồng/kg, sau khi đã trừ các khoản chi phí anh thu được gần 1 tỷ đồng, giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng như cao su, điều. Với hiệu quả kinh tế do cây quýt mang lại, anh càng có điều kiện để tái đầu tư, thâm canh tốt hơn.
Năm 2018, này anh Chí tiếp tục đầu tư nhiều hơn, trung bình khoảng 400-450 ngàn đồng/gốc tuỳ theo cây lớn hay nhỏ. Năm nay vườn quýt nhà sai trái, bình quân mỗi cây khoảng 70 kg trái. Hiện nay gia đình anh đã thu hoạch gần xong lứa đầu, đợt thứ 2 sẽ thu vào khoảng tháng 9 tới và đợt 3 vào thời điểm giáp tết. Dự tính năm nay anh thu về trên tỷ đồng. Theo anh Chí, trồng quýt cũng khó, nhưng khi đã nắm bắt được kỹ thuật cũng như đặc tính của cây quýt thì rất thuận tiện chăm sóc.
Theo kỹ sư Đỗ Hữu Đức, cán bộ Trung tâm nông lâm nghiệp huyện Bù Đốp, trong những năm gần đây bà con huyện chuyển sang cây trồng có múi đang mang lại thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những cây trồng có múi bà con cần lưu ý, đầu mùa mưa sâu bệnh hại rất dễ tấn công, do vậy để vừa ngăn ngừa nấm bệnh tấn công vùng rễ và vùng gốc cần thúc phân chuồng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Còn bệnh vàng lá, thối gốc liên quan đến độ ẩm của đất bà con lưu ý trong vườn cần để thông thoáng. Trên vùng đất thoát nước kém cần phải đào mương từ hai đến ba hàng cho một đường mương để thoát nước.
Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, năng suất ổn định, giá cả khá cao và những loại cây có múi như bưởi da xanh, quýt đường, hiện là sự lựa chọn đúng đắn, mang về nguồn thu lớn cho người dân vùng biên giới Bù Đốp. Trong bối cảnh phần lớn các loại cây trồng chủ lực ở Bình Phước “ảm đạm” về giá cả thì điển hình như nông hộ ông Hùng, anh Chí lựa chọn cây bưởi da xanh, quýt đường đang mở ra một hướng đi chuyển đổi cây trồng mới giúp nhà nông vùng biên này phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Theo K GỬIH/Báo ảnh DT&MN.vn