Nông thôn mới kiểu mẫu - một mô hình mới
- Thứ năm - 07/06/2018 06:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đan Phượng là địa phương đầu tiên của TP Hà Nội được công nhận là huyện nông thôn mới. Trên nền tảng kết quả đạt được, huyện đang tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là mô hình mới, triển khai ở một số tỉnh, thành phố của cả nước. Xung quanh bước đi, cách làm của huyện, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng.
- Thưa ông, sau khi hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới, huyện Đan Phượng đã chuẩn bị cho chặng đường tiếp theo như thế nào?
- Hiện chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới. Đơn cử, trong sản xuất nông nghiệp, toàn huyện đã chuyển đổi được 547ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, rau an toàn, cây ăn quả. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đã đạt 40,3 triệu đồng/người/năm. Đan Phượng cũng tiếp tục đầu tư, hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Đến nay, huyện có thêm 4 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 43/52 trường; xây dựng thêm 31 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, nâng tổng số cụm dân cư có nhà văn hóa lên 118/126; cải tạo, chỉnh trang thêm 16 ao, giếng, góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp…
- Nằm cận kề các quận nội thành, trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Đan Phượng chọn hướng nào thưa ông?
- Do quỹ đất sản xuất không nhiều nên Đan Phượng chọn hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm khâu đột phá, chủ lực là rau, hoa, cây ăn quả để nâng cao giá trị gia tăng. Đến nay, huyện đã xây dựng được nhiều mô hình trồng rau an toàn trong nhà màng, nhà lưới ở các xã Phương Đình, Thọ Xuân, Song Phượng, Đan Phượng với diện tích 1.260m2; xây dựng 8 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 2 mô hình trồng hoa, 4 mô hình rau hữu cơ, 1 mô hình trồng, sơ chế cây đinh lăng, 1 mô hình trồng nấm. Bưởi tôm vàng là cây trồng có thế mạnh của huyện cũng đang được triển khai, nâng cao chất lượng trên diện tích 82ha tại xã Thượng Mỗ.
Đồng thời, huyện Đan Phượng cũng quan tâm chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ví như, mở rộng mặt bằng điểm sản xuất của làng nghề mộc xã Liên Hà và Liên Trung, Cụm công nghiệp làng nghề xã Đan Phượng và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống khác trên địa bàn.
- Huyện Đan Phượng đang tiên phong triển khai thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới điển hình, kiểu mẫu. Đây là mô hình mới, việc thực hiện đến nay ra sao, thưa ông?
- Huyện Đan Phượng đã chọn 3 xã làm điểm gồm các xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung, phấn đấu hoàn thành trong năm 2018, sau đó triển khai đồng loạt trên toàn huyện. Đến nay, các xã đã cơ bản hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà với 38.900 biển số nhà và 3.806 biển chỉ dẫn công cộng; trồng hoa, cây xanh trên 24,79km đường giao thông và vẽ tranh bích họa trên 1,84km đường làng. Tổng kinh phí gắn biển số nhà, trồng hoa, trồng cây xanh, vẽ tranh khoảng 6 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa và nhân dân đóng góp 3,7 tỷ đồng.
- Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể về xã nông thôn mới kiểu mẫu, vậy ông có thể chia sẻ cách làm của huyện?
- Chúng tôi đã bám văn bản chỉ đạo của trung ương và thành phố, xây dựng “bộ khung” tiêu chí của huyện, khái quát hóa thành khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu: “Sản xuất phát triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”. Huyện xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tạo việc làm, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, vật chất, tinh thần, môi trường cho người dân. Cùng với đó, tạo điều kiện về thủ tục hành chính khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hiểu rõ chủ trương của huyện, nên nhân dân hồ hởi tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương.
- Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vậy ông có thể chia sẻ những khó khăn và hướng khắc phục của huyện để sớm cán đích nông thôn mới kiểu mẫu?
- Đúng là chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn. Tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 cao hơn giai đoạn trước đòi hỏi huyện phải tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí. Hiện nay, huyện vẫn còn 6 xã chưa đạt 100% trường chuẩn cần tiếp tục được đầu tư. Đối với sản xuất, các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao còn chưa nhiều, trong khi đầu ra cho nông sản còn bấp bênh…
Năm 2018, Đan Phượng đặt mục tiêu sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 3 xã điểm; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88%; số làng đạt danh hiệu văn hóa đạt 75%... Để đạt mục tiêu này, huyện đang triển khai nhân rộng các điển hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng thương hiệu hàng nông sản. Huyện cũng đẩy mạnh tổ chức lại các hợp tác xã; hoàn thiện mở rộng quy hoạch sản xuất tại làng nghề Liên Trung và Liên Hà...
Trong xây dựng nông thôn mới, huyện tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Không dừng lại ở đường có hoa, nhà có số mà tập trung hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo với hai trọng tâm: Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; hỗ trợ để hộ nghèo thoát nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1%. Tiếp tục đẩy mạnh việc cưới, việc tang văn minh; triển khai Đề án nâng cao chất lượng quản lý, khai thác sử dụng nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn giai đoạn 2016-2020...
- Trân trọng cảm ơn ông!
- Hiện chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới. Đơn cử, trong sản xuất nông nghiệp, toàn huyện đã chuyển đổi được 547ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, rau an toàn, cây ăn quả. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đã đạt 40,3 triệu đồng/người/năm. Đan Phượng cũng tiếp tục đầu tư, hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Đến nay, huyện có thêm 4 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 43/52 trường; xây dựng thêm 31 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, nâng tổng số cụm dân cư có nhà văn hóa lên 118/126; cải tạo, chỉnh trang thêm 16 ao, giếng, góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp…
- Nằm cận kề các quận nội thành, trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Đan Phượng chọn hướng nào thưa ông?
- Do quỹ đất sản xuất không nhiều nên Đan Phượng chọn hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm khâu đột phá, chủ lực là rau, hoa, cây ăn quả để nâng cao giá trị gia tăng. Đến nay, huyện đã xây dựng được nhiều mô hình trồng rau an toàn trong nhà màng, nhà lưới ở các xã Phương Đình, Thọ Xuân, Song Phượng, Đan Phượng với diện tích 1.260m2; xây dựng 8 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 2 mô hình trồng hoa, 4 mô hình rau hữu cơ, 1 mô hình trồng, sơ chế cây đinh lăng, 1 mô hình trồng nấm. Bưởi tôm vàng là cây trồng có thế mạnh của huyện cũng đang được triển khai, nâng cao chất lượng trên diện tích 82ha tại xã Thượng Mỗ.
Đồng thời, huyện Đan Phượng cũng quan tâm chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ví như, mở rộng mặt bằng điểm sản xuất của làng nghề mộc xã Liên Hà và Liên Trung, Cụm công nghiệp làng nghề xã Đan Phượng và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống khác trên địa bàn.
- Huyện Đan Phượng đang tiên phong triển khai thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới điển hình, kiểu mẫu. Đây là mô hình mới, việc thực hiện đến nay ra sao, thưa ông?
- Huyện Đan Phượng đã chọn 3 xã làm điểm gồm các xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung, phấn đấu hoàn thành trong năm 2018, sau đó triển khai đồng loạt trên toàn huyện. Đến nay, các xã đã cơ bản hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà với 38.900 biển số nhà và 3.806 biển chỉ dẫn công cộng; trồng hoa, cây xanh trên 24,79km đường giao thông và vẽ tranh bích họa trên 1,84km đường làng. Tổng kinh phí gắn biển số nhà, trồng hoa, trồng cây xanh, vẽ tranh khoảng 6 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa và nhân dân đóng góp 3,7 tỷ đồng.
- Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể về xã nông thôn mới kiểu mẫu, vậy ông có thể chia sẻ cách làm của huyện?
- Chúng tôi đã bám văn bản chỉ đạo của trung ương và thành phố, xây dựng “bộ khung” tiêu chí của huyện, khái quát hóa thành khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu: “Sản xuất phát triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”. Huyện xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tạo việc làm, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, vật chất, tinh thần, môi trường cho người dân. Cùng với đó, tạo điều kiện về thủ tục hành chính khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hiểu rõ chủ trương của huyện, nên nhân dân hồ hởi tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương.
- Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vậy ông có thể chia sẻ những khó khăn và hướng khắc phục của huyện để sớm cán đích nông thôn mới kiểu mẫu?
- Đúng là chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn. Tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 cao hơn giai đoạn trước đòi hỏi huyện phải tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí. Hiện nay, huyện vẫn còn 6 xã chưa đạt 100% trường chuẩn cần tiếp tục được đầu tư. Đối với sản xuất, các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao còn chưa nhiều, trong khi đầu ra cho nông sản còn bấp bênh…
Năm 2018, Đan Phượng đặt mục tiêu sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 3 xã điểm; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88%; số làng đạt danh hiệu văn hóa đạt 75%... Để đạt mục tiêu này, huyện đang triển khai nhân rộng các điển hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng thương hiệu hàng nông sản. Huyện cũng đẩy mạnh tổ chức lại các hợp tác xã; hoàn thiện mở rộng quy hoạch sản xuất tại làng nghề Liên Trung và Liên Hà...
Trong xây dựng nông thôn mới, huyện tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Không dừng lại ở đường có hoa, nhà có số mà tập trung hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo với hai trọng tâm: Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; hỗ trợ để hộ nghèo thoát nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1%. Tiếp tục đẩy mạnh việc cưới, việc tang văn minh; triển khai Đề án nâng cao chất lượng quản lý, khai thác sử dụng nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn giai đoạn 2016-2020...
- Trân trọng cảm ơn ông!