Nuôi bò sữa - hướng phát triển bền vững
- Thứ tư - 14/05/2014 00:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hiệu quả cao
Gia đình ông Nguyễn Đức Tùy, thôn La Thạch, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng nuôi 6 con bò sữa, trong đó 4 con đang cho thu hoạch sữa, sản lượng đạt 90kg/ngày. Với giá bán sữa tươi nguyên liệu hiện nay là 12.500 đồng/kg, gia đình ông thu về hơn 1 triệu đồng/ngày. Ông Tùy tính toán, trừ chi phí thức ăn, điện nước, xăng xe đi lại để cắt cỏ hàng ngày, ông còn lãi khoảng 50%. "Nuôi bò sữa cho hiệu quả cao so với các vật nuôi khác. Hơn nữa, đầu ra của sản phẩm sữa khá ổn định, được các công ty về tận thôn xóm để thu mua nên người dân rất yên tâm sản xuất" - ông Tùy cho biết.
Gia đình ông Nguyễn Đức Tùy, thôn La Thạch, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng nuôi 6 con bò sữa, trong đó 4 con đang cho thu hoạch sữa, sản lượng đạt 90kg/ngày. Với giá bán sữa tươi nguyên liệu hiện nay là 12.500 đồng/kg, gia đình ông thu về hơn 1 triệu đồng/ngày. Ông Tùy tính toán, trừ chi phí thức ăn, điện nước, xăng xe đi lại để cắt cỏ hàng ngày, ông còn lãi khoảng 50%. "Nuôi bò sữa cho hiệu quả cao so với các vật nuôi khác. Hơn nữa, đầu ra của sản phẩm sữa khá ổn định, được các công ty về tận thôn xóm để thu mua nên người dân rất yên tâm sản xuất" - ông Tùy cho biết.
Chăn nuôi bò sữa tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện |
Một trong những hộ chăn nuôi bò sữa quy mô lớn nhất của xã Phương Đình hiện nay là gia đình anh Lê Văn Kính. Trong khu trang trại chăn nuôi bò sữa nằm ở vùng bãi ven sông Đáy, vợ chồng anh Kính lúc nào cũng bận rộn với việc cho bò ăn, quét dọn rửa chuồng, vắt sữa... Hiện gia đình anh nuôi 11 con bò sữa, trong đó có 6 con đang cho thu hoạch, sản lượng đạt bình quân 27 - 28kg sữa/con/ngày. Anh Kính cho biết, có tháng cao điểm, gia đình anh đạt doanh thu 60 triệu đồng từ tiền bán sữa. Theo HTX Nông nghiệp xã Phương Đình, nhờ thu nhập ổn định nên mô hình chăn nuôi bò sữa đang phát triển khá mạnh trên địa bàn xã. Đến nay, toàn xã có hơn 40 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 200 con, tăng 30 con so với năm 2013.
Nhân rộng mô hình
Từ hiệu quả thực tế, nhiều địa phương đã quan tâm tạo điều kiện cho chăn nuôi bò sữa phát triển như quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, quy hoạch diện tích trồng cỏ. Đồng thời, các hộ nuôi bò sữa cũng đã mạnh dạn đầu tư trang bị hệ thống vắt sữa bò bằng máy. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi bò sữa ở ngoại thành hiện vẫn còn nhỏ, bình quân chỉ khoảng 3 - 4 con/hộ. Việc mở rộng quy mô sản xuất và diện tích trồng cỏ ở một số địa phương cũng còn hạn chế. Thêm vào đó, giá bò sữa giống hiện đang ở mức cao, bê giống 4 - 5 tháng tuổi khoảng 20 - 30 triệu đồng/con, bò đang cho vắt sữa khoảng 60 - 70 triệu đồng/con. Điều này khiến nhiều hộ nông dân gặp khó khăn về vốn khi chuyển sang nuôi bò sữa hay muốn mở rộng sản xuất.
Ông Nguyễn Đức Dũng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phương Đình, huyện Đan Phượng chia sẻ, trong khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, giá sữa vẫn giữ ở mức ổn định 11.000 - 13.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn và chi phí khác liên tục tăng. Do đó, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích với bà con nông dân. Ngoài ra, ông Bùi Hoàng Long - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Vân Hòa, huyện Ba Vì cũng đề nghị, TP, Sở NN&PTNT cần có chính sách hỗ trợ xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi, vốn và trang thiết bị kỹ thuật giúp người nông dân nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2020, đàn bò sữa của Hà Nội đạt 25.000 con. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, khâu chọn giống có liên quan chặt chẽ đến năng suất, chất lượng sữa. Do vậy, để tiếp tục nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa, thời gian tới, Trung tâm sẽ tích cực triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong khâu chọn giống, trong đó có kỹ thuật tinh phân ly (phân biệt giới tính). Đồng thời, rà soát, phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, phát triển các mô hình chăn nuôi bò sữa theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao... gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nhân rộng mô hình
Từ hiệu quả thực tế, nhiều địa phương đã quan tâm tạo điều kiện cho chăn nuôi bò sữa phát triển như quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, quy hoạch diện tích trồng cỏ. Đồng thời, các hộ nuôi bò sữa cũng đã mạnh dạn đầu tư trang bị hệ thống vắt sữa bò bằng máy. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi bò sữa ở ngoại thành hiện vẫn còn nhỏ, bình quân chỉ khoảng 3 - 4 con/hộ. Việc mở rộng quy mô sản xuất và diện tích trồng cỏ ở một số địa phương cũng còn hạn chế. Thêm vào đó, giá bò sữa giống hiện đang ở mức cao, bê giống 4 - 5 tháng tuổi khoảng 20 - 30 triệu đồng/con, bò đang cho vắt sữa khoảng 60 - 70 triệu đồng/con. Điều này khiến nhiều hộ nông dân gặp khó khăn về vốn khi chuyển sang nuôi bò sữa hay muốn mở rộng sản xuất.
Ông Nguyễn Đức Dũng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phương Đình, huyện Đan Phượng chia sẻ, trong khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, giá sữa vẫn giữ ở mức ổn định 11.000 - 13.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn và chi phí khác liên tục tăng. Do đó, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích với bà con nông dân. Ngoài ra, ông Bùi Hoàng Long - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Vân Hòa, huyện Ba Vì cũng đề nghị, TP, Sở NN&PTNT cần có chính sách hỗ trợ xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi, vốn và trang thiết bị kỹ thuật giúp người nông dân nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2020, đàn bò sữa của Hà Nội đạt 25.000 con. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, khâu chọn giống có liên quan chặt chẽ đến năng suất, chất lượng sữa. Do vậy, để tiếp tục nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa, thời gian tới, Trung tâm sẽ tích cực triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong khâu chọn giống, trong đó có kỹ thuật tinh phân ly (phân biệt giới tính). Đồng thời, rà soát, phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, phát triển các mô hình chăn nuôi bò sữa theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao... gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, toàn TP hiện có hơn 3.100 hộ chăn nuôi bò sữa, tổng đàn hơn 13.000 con. Trong đó, TP đã hình thành 12 vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm tại các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Phúc Thọ với 2.517 hộ, số lượng nuôi 10.195 con, chiếm 81,5% tổng đàn bò sữa toàn TP. |
Thiện Quang
Nguồn: ktdt.vn
Nguồn: ktdt.vn