Nuôi heo rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Chủ nhật - 13/12/2015 09:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi. Ông Tuấn kể cho chúng tôi nghe về quá trình phấn đấu vươn lên của bản thân và gia đình. Câu chuyện càng trở nên cuốn hút khi chúng tôi hỏi về quá trình ông "kết duyên" với mô hình chăn nuôi heo rừng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Ông Tuấn kể: Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông bắt tay vào sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất ít ỏi của gia đình. Khó khăn lại càng khó khăn, nông sản đến mùa thu hoạch lại bị rớt giá, ông bắt đầu cải tạo đất, chuyển sang xây chuồng nuôi heo thịt, bao nhiêu vốn liếng của gia đình ông đều đầu tư vào nuôi heo nhưng giá heo liên tục giảm, giá thức ăn lại tăng, dịch bệnh liên tục xảy ra, gia đình ông gần như rơi vào cảnh trắng tay và bỏ chuồng một thời gian.
Thế nhưng, với bản chất anh bộ đội cụ Hồ tiến công không lùi bước, ông Tuấn đi học hỏi các mô hình chăn nuôi và nhận thấy nuôi heo rừng khá mới mẻ so với lúc bấy giờ, giá cả, đầu ra ổn định, chi phí đầu tư chuồng trại thấp, nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên, ích dịch bệnh xảy ra. Từ đó, ông Tuấn bắt đầu đầu tư vào mô hình nuôi heo rừng.
Do không có vốn nhiều nên lúc đầu ông chỉ nuôi một vài con làm giống và gầy đàn. Sau hơn 10 năm đến nay gia đình ông có hơn 40 con đang phát triển tốt, những lúc cao điểm gia đình ông có gần 100 con cả heo nái, lẫn heo con. Ông Tuấn cho biết: Kỹ thuật nuôi heo rừng tuy đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng của heo để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Là loài có bản năng hoang dã nên heo rừng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động, hay có người lạ đến gần, heo rừng thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ. Môi trường chăn nuôi heo rừng phải gần giống như môi trường tự nhiên, chỗ nuôi cần có nhiều cây cối, yên tĩnh, chuồng trại cách xa khu dân cư và đường giao thông.
Để tiết kiệm thức ăn và dựa vào đặc tính của heo rừng, ông Tuấn tận dụng diện tích đất ít ỏi của gia đình đầu tư vào trồng rau lan, cỏ voi và các loại cỏ tạp để cho heo, đồng thời mua thêm các loại rau củ giá rẻ tại các chợ về cung cấp thêm cho heo. Ông Tuấn chia sẻ: Ðầu tư con giống ban đầu nhiều vốn hơn so với heo thịt song bù lại cứ 2 năm heo rừng đẻ được 3 - 4 lứa, heo mẹ tự sinh sản và tự chăm sóc con và sau 4 - 5 tháng là có thể xuất chuồng. Tùy theo nhu cầu của khách hàng về trọng lượng của heo, nhưng ít nhất heo phải đạt 10kg mới có thể xuất chuồng, với giá bán như hiện nay dao động từ 75.000 - 80.000 đồng/kg thịt hơi, nuôi heo rừng thu lãi gấp 3 - 4 lần heo thịt. Với mô hình chăn nuôi heo rừng này, hàng năm mang về cho gia đình ông Tuấn nguồn thu từ 50 đến 60 triệu đồng, giúp kinh tế đi vào ổn định, có điều kiện nuôi con ăn học đến nơi, đến chốn.
Thấy mô hình nuôi heo rừng có hiệu quả kinh tế cao, giá cả ổn định, ít dịch bệnh gia đình ông đang đầu tư kinh phí mở rộng chuồng trại và khuyến khích bà con nhân dân, CCB mạnh dạn đầu tư vào mô hình chăn nuôi heo rừng này và ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm từ việc làm chuồng đến việc chăm sóc heo rừng cho bà con có nhu cầu chăn nuôi. Với sự nhiệt tình này, ông luôn được bà con yêu thương, qúy mến, hội viên cựu chiến binh đánh giá cao.
Có được thành quả như ngày hôm nay, đối với ông Tuấn là cả một quá trình phấn đấu không ngại khó khăn, gian khổ. Những năm tháng cơ cực đã đi qua, giờ đây sống giữa thời bình, ông Tuấn càng khẳng định được nghị lực của anh bộ đội cụ Hồ, không có khó khăn nào cản trở được bước chân của những người lính năm nào, đáng để nhiều người học hỏi, noi theo.
Nói về anh CCB vượt khó Chung Văn Tuấn, ông Nguyễn Văn Bông, Chủ tịch Hội CCB xã Tân Điền hết lời khen ngợi: "Chúng tôi luôn đánh giá cao vai trò CCB Chung Văn Tuấn, anh đã phát huy được phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ trong thời bình, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương đất nước, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động ở địa phương. Hiện nay, mô hình nuôi heo rừng của anh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi đang khuyến khích, nhân rộng mô hình hiệu quả này, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương".
Ông Tuấn kể: Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông bắt tay vào sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất ít ỏi của gia đình. Khó khăn lại càng khó khăn, nông sản đến mùa thu hoạch lại bị rớt giá, ông bắt đầu cải tạo đất, chuyển sang xây chuồng nuôi heo thịt, bao nhiêu vốn liếng của gia đình ông đều đầu tư vào nuôi heo nhưng giá heo liên tục giảm, giá thức ăn lại tăng, dịch bệnh liên tục xảy ra, gia đình ông gần như rơi vào cảnh trắng tay và bỏ chuồng một thời gian.
Thế nhưng, với bản chất anh bộ đội cụ Hồ tiến công không lùi bước, ông Tuấn đi học hỏi các mô hình chăn nuôi và nhận thấy nuôi heo rừng khá mới mẻ so với lúc bấy giờ, giá cả, đầu ra ổn định, chi phí đầu tư chuồng trại thấp, nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên, ích dịch bệnh xảy ra. Từ đó, ông Tuấn bắt đầu đầu tư vào mô hình nuôi heo rừng.
Do không có vốn nhiều nên lúc đầu ông chỉ nuôi một vài con làm giống và gầy đàn. Sau hơn 10 năm đến nay gia đình ông có hơn 40 con đang phát triển tốt, những lúc cao điểm gia đình ông có gần 100 con cả heo nái, lẫn heo con. Ông Tuấn cho biết: Kỹ thuật nuôi heo rừng tuy đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng của heo để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Là loài có bản năng hoang dã nên heo rừng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động, hay có người lạ đến gần, heo rừng thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ. Môi trường chăn nuôi heo rừng phải gần giống như môi trường tự nhiên, chỗ nuôi cần có nhiều cây cối, yên tĩnh, chuồng trại cách xa khu dân cư và đường giao thông.
Để tiết kiệm thức ăn và dựa vào đặc tính của heo rừng, ông Tuấn tận dụng diện tích đất ít ỏi của gia đình đầu tư vào trồng rau lan, cỏ voi và các loại cỏ tạp để cho heo, đồng thời mua thêm các loại rau củ giá rẻ tại các chợ về cung cấp thêm cho heo. Ông Tuấn chia sẻ: Ðầu tư con giống ban đầu nhiều vốn hơn so với heo thịt song bù lại cứ 2 năm heo rừng đẻ được 3 - 4 lứa, heo mẹ tự sinh sản và tự chăm sóc con và sau 4 - 5 tháng là có thể xuất chuồng. Tùy theo nhu cầu của khách hàng về trọng lượng của heo, nhưng ít nhất heo phải đạt 10kg mới có thể xuất chuồng, với giá bán như hiện nay dao động từ 75.000 - 80.000 đồng/kg thịt hơi, nuôi heo rừng thu lãi gấp 3 - 4 lần heo thịt. Với mô hình chăn nuôi heo rừng này, hàng năm mang về cho gia đình ông Tuấn nguồn thu từ 50 đến 60 triệu đồng, giúp kinh tế đi vào ổn định, có điều kiện nuôi con ăn học đến nơi, đến chốn.
Thấy mô hình nuôi heo rừng có hiệu quả kinh tế cao, giá cả ổn định, ít dịch bệnh gia đình ông đang đầu tư kinh phí mở rộng chuồng trại và khuyến khích bà con nhân dân, CCB mạnh dạn đầu tư vào mô hình chăn nuôi heo rừng này và ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm từ việc làm chuồng đến việc chăm sóc heo rừng cho bà con có nhu cầu chăn nuôi. Với sự nhiệt tình này, ông luôn được bà con yêu thương, qúy mến, hội viên cựu chiến binh đánh giá cao.
Có được thành quả như ngày hôm nay, đối với ông Tuấn là cả một quá trình phấn đấu không ngại khó khăn, gian khổ. Những năm tháng cơ cực đã đi qua, giờ đây sống giữa thời bình, ông Tuấn càng khẳng định được nghị lực của anh bộ đội cụ Hồ, không có khó khăn nào cản trở được bước chân của những người lính năm nào, đáng để nhiều người học hỏi, noi theo.
Nói về anh CCB vượt khó Chung Văn Tuấn, ông Nguyễn Văn Bông, Chủ tịch Hội CCB xã Tân Điền hết lời khen ngợi: "Chúng tôi luôn đánh giá cao vai trò CCB Chung Văn Tuấn, anh đã phát huy được phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ trong thời bình, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương đất nước, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động ở địa phương. Hiện nay, mô hình nuôi heo rừng của anh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi đang khuyến khích, nhân rộng mô hình hiệu quả này, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương".
Theo Tiengiang.gov