Phát triển chăn nuôi dê núi ở vùng biên giới
- Chủ nhật - 08/03/2020 05:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(Cổng ĐT HND) - Thời gian qua, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã tập trung nhiều giải pháp hỗ trợ sinh kế cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại xã Lìa mô hình chăn nuôi dê núi đã giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao đời sống.
Trước đây, các hộ dân ở xã Lìa chăn nuôi gia súc không có chuồng trại hoặc có nhưng rất sơ sài, tạm bợ, con giống không được bà con chú trọng nên tỷ lệ trùng huyết cao, chăm sóc, nuôi dưỡng chưa có sự đầu tư, chăn nuôi theo hướng “nhờ trời”, nên hiệu quả không cao.
Từ khi có sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện, hoạt động chăn nuôi dê của các hộ dân tại xã đã có sự thay đổi về phương thức cũng như tập quán chăn nuôi.
Thông qua các kênh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, triển khai xây dựng nhiều mô hình, tổ chức các lớp tập huấn cầm tay chỉ việc cho bà con, từ đây bà con đã biết áp dụng vào điều kiện thực tế của nông hộ. Nhờ đó, việc phát triển đàn dê núi đã mang đến cho người dân trên địa bàn xã nguồn thu nhập khá, đặc biệt các hộ dân đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pacô, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển đàn dê núi.
Hiện nay, xã Lìa có gần 350 hộ dân chăn nuôi dê núi theo hướng chăn thả, với tổng đàn dê núi khoảng 1.100 con. Với lợi thế nguồn thức ăn dồi dào, đầu ra lại khá ổn định nên người dân trên địa bàn xã rất phấn khởi, việc chăn nuôi.
Thời gian để một con dê núi từ khi sinh ra đến lúc xuất chuồng trong vòng 6 - 7 tháng với cân nặng đạt từ 20 -25kg, chu kỳ sinh sản của mỗi con dê cái khoảng 7 tháng/một lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 - 2 dê con. Hiện, dê núi được các thương lái trên địa bàn thu mua với giá dao động từ 100 - 150 ngàn đồng/kg.
Với những kết quả mang lại, mô hình chăn nuôi dê núi là cơ hội để cho các hộ dân đồng bào dân tộc trên địa bàn xã có nguồn thu nhập ổn định góp phần phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, đưa diện mạo bản, làng ngày thêm khởi sắc.
Trước đây, các hộ dân ở xã Lìa chăn nuôi gia súc không có chuồng trại hoặc có nhưng rất sơ sài, tạm bợ, con giống không được bà con chú trọng nên tỷ lệ trùng huyết cao, chăm sóc, nuôi dưỡng chưa có sự đầu tư, chăn nuôi theo hướng “nhờ trời”, nên hiệu quả không cao.
Từ khi có sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện, hoạt động chăn nuôi dê của các hộ dân tại xã đã có sự thay đổi về phương thức cũng như tập quán chăn nuôi.
Thông qua các kênh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, triển khai xây dựng nhiều mô hình, tổ chức các lớp tập huấn cầm tay chỉ việc cho bà con, từ đây bà con đã biết áp dụng vào điều kiện thực tế của nông hộ. Nhờ đó, việc phát triển đàn dê núi đã mang đến cho người dân trên địa bàn xã nguồn thu nhập khá, đặc biệt các hộ dân đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pacô, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển đàn dê núi.
Hiện nay, xã Lìa có gần 350 hộ dân chăn nuôi dê núi theo hướng chăn thả, với tổng đàn dê núi khoảng 1.100 con. Với lợi thế nguồn thức ăn dồi dào, đầu ra lại khá ổn định nên người dân trên địa bàn xã rất phấn khởi, việc chăn nuôi.
Thời gian để một con dê núi từ khi sinh ra đến lúc xuất chuồng trong vòng 6 - 7 tháng với cân nặng đạt từ 20 -25kg, chu kỳ sinh sản của mỗi con dê cái khoảng 7 tháng/một lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 - 2 dê con. Hiện, dê núi được các thương lái trên địa bàn thu mua với giá dao động từ 100 - 150 ngàn đồng/kg.
Với những kết quả mang lại, mô hình chăn nuôi dê núi là cơ hội để cho các hộ dân đồng bào dân tộc trên địa bàn xã có nguồn thu nhập ổn định góp phần phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, đưa diện mạo bản, làng ngày thêm khởi sắc.