Phát triển chanh leo: Bước đột phá để xóa nghèo
- Thứ năm - 04/09/2014 19:53
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong đó, huyện Vị Xuyên trồng 50ha, được triển khai tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia và huyện Quang Bình trồng 5ha tại xã Tiên Nguyên và thị trấn Yên Bình với 24 hộ tham gia. Thời điểm triển khai trồng chanh leo bắt đầu từ tháng 3/2014. Đến cuối tháng 7/2014, chanh leo cho quả đạt kích thước 3,5 - 4cm; khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 8/2014, cây chanh leo bước vào giai đoạn chín và cho thu hoạch.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năng suất chanh leo tại các mô hình ước đạt 50-55 tấn/ha. Theo hợp đồng, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất nhập khẩu Đồng Giao sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tối thiểu từ 5.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, thu nhập của nông dân đạt từ 250 - 275 triệu đồng/ha, trừ chi phí, lãi từ 140-150 triệu đồng/ha.
Từ thực tiễn sản xuất thấy, chanh leo phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết và đất đai tại 3 huyện triển khai đề án; cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và sâu bệnh hại thấp; nhiều cây có tỷ lệ đậu quả cao, từ 7-9 quả/cây. Đây chính là cơ sở để UBND tỉnh Hà Giang triển khai mở rộng diện tích cây chanh leo trên địa bàn 3 huyện thực hiện đề án và các địa phương khác.
Chị Hoàng Thị Thường ở thôn Phai, xã Bạch Ngọc (huyện Vị Xuyên), một trong những hộ tham gia trồng chanh leo, cho biết: “Gia đình trồng 150 gốc chanh leo từ đầu tháng 3/2014. Tôi thấy cây sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương; cây sai quả, tỷ lệ sâu bệnh hại không đáng kể”. Chị Thường nhẩm tính, trung bình mỗi cây chanh leo cho 1,2kg quả thì vườn chanh nhà chị cho sản lượng khoảng 180kg, với giá tối thiểu 5.000 đồng/kg, vụ chanh leo đầu tiên có thu khoảng 900 triệu đồng; trừ chi phí, lãi trên 450 triệu đồng. Vì vậy, sau đợt thu hoạch đầu tiên, gia đình chị sẽ kiến nghị để có giống mới mở rộng diện tích.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, cho biết: “Đề án phát triển cây chanh leo sẽ tạo bước tiến mang tính đột phá trong sản suất nông nghiệp trên địa bàn, là nền tảng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào”.
Hy vọng trong những năm tới, cây chanh leo tiếp tục được mở rộng diện tích trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Sự thành công bước đầu của đề án chính là cơ sở góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Đề án phát triển cây chanh leo chính là cơ hội lớn cho các địa phương. Vì vậy, cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đề án này, lấy mô hình phát triển cây chanh leo để tạo bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật gắn với tạo vùng sản suất hàng hóa tập trung.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năng suất chanh leo tại các mô hình ước đạt 50-55 tấn/ha. Theo hợp đồng, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất nhập khẩu Đồng Giao sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tối thiểu từ 5.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, thu nhập của nông dân đạt từ 250 - 275 triệu đồng/ha, trừ chi phí, lãi từ 140-150 triệu đồng/ha.
Từ thực tiễn sản xuất thấy, chanh leo phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết và đất đai tại 3 huyện triển khai đề án; cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và sâu bệnh hại thấp; nhiều cây có tỷ lệ đậu quả cao, từ 7-9 quả/cây. Đây chính là cơ sở để UBND tỉnh Hà Giang triển khai mở rộng diện tích cây chanh leo trên địa bàn 3 huyện thực hiện đề án và các địa phương khác.
Chị Hoàng Thị Thường ở thôn Phai, xã Bạch Ngọc (huyện Vị Xuyên), một trong những hộ tham gia trồng chanh leo, cho biết: “Gia đình trồng 150 gốc chanh leo từ đầu tháng 3/2014. Tôi thấy cây sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương; cây sai quả, tỷ lệ sâu bệnh hại không đáng kể”. Chị Thường nhẩm tính, trung bình mỗi cây chanh leo cho 1,2kg quả thì vườn chanh nhà chị cho sản lượng khoảng 180kg, với giá tối thiểu 5.000 đồng/kg, vụ chanh leo đầu tiên có thu khoảng 900 triệu đồng; trừ chi phí, lãi trên 450 triệu đồng. Vì vậy, sau đợt thu hoạch đầu tiên, gia đình chị sẽ kiến nghị để có giống mới mở rộng diện tích.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, cho biết: “Đề án phát triển cây chanh leo sẽ tạo bước tiến mang tính đột phá trong sản suất nông nghiệp trên địa bàn, là nền tảng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào”.
Hy vọng trong những năm tới, cây chanh leo tiếp tục được mở rộng diện tích trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Sự thành công bước đầu của đề án chính là cơ sở góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Đề án phát triển cây chanh leo chính là cơ hội lớn cho các địa phương. Vì vậy, cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đề án này, lấy mô hình phát triển cây chanh leo để tạo bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật gắn với tạo vùng sản suất hàng hóa tập trung.
nguồn: kinhtenongthon.com.vn