Sau dồn điền, đổi thửa tại Hà Nội: Hàng nghìn m2 đất “bốc hơi”
- Thứ năm - 27/07/2017 20:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hướng dẫn một đường, làm một nẻo
Ngày 11.12.2009 huyện Sóc Sơn đã ra Đề án 178/ĐA-UBND về việc chỉ đạo, hướng dẫn việc DĐĐT, xây dựng NTM, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các địa phương. Song khi thực hiện, lãnh đạo xã Tân Dân lại không bám sát vào đề án và các hướng dẫn của UBND TP.Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn mà tự ý chiều theo sự “chỉ đạo” của thôn, lấy “nghị quyết thôn” để thực hiện việc DĐĐT. Chính việc làm này đã khiến hàng trăm hộ dân mất đất, hộ ít thì vài trăm m2, hộ nhiều vài nghìn m2.
Lãnh đạo UBND xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội) cho rằng việc thực hiện DĐĐT là do tiểu ban DĐĐT thôn Ninh Cầm, xã chỉ thực hiện theo “nghị quyết” của thôn là chưa thỏa đáng. Ảnh: V.T
Việc người dân phản ánh thiếu hàng nghìn m2 đất sau khi DĐĐT, xã sẽ cho cán bộ rà soát lại và thông tin cho báo chí sau”. Ông Nguyễn Văn Long – |
Ông C.V.T (xin giấu tên, SN 1967, thôn Ninh Cầm) cho biết, năm 1998 gia đình ông được UBND huyện Sóc Sơn cấp sổ đỏ sử dụng 2.925m2 đất nông nghiệp. Năm 2009, huyện thu hồi 192m2 đất để làm trường mầm non của xã, sau đó gia đình ông được chú ruột tặng cho 192m2 đất. Việc cho tặng này đã được UBND xã Tân Dân chứng thực ngày 17.7.2009. Như vậy, sau khi bị thu hồi, diện tích đất nông nghiệp mà gia đình ông T được sử dụng canh tác vẫn là 2.925m2.
Sau khi thực hiện việc DĐĐT, lãnh đạo thôn Ninh Cầm và UBND xã Tân Dân đã giao lại diện tích đất nông nghiệp cho gia đình ông. Việc giao đất này được thể hiện trong “biên bản xác nhận việc giao ruộng sau DĐĐT do thôn Ninh Cầm, xã Tân Dân lập”. Tuy nhiên, biên bản này gia đình ông thiếu tới 159m2 đất.
Làm theo "luật thôn"?
Ông Ngô Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dân cho biết: “Chúng tôi vẫn biết sổ đỏ đất nông nghiệp của người dân đã được Nhà nước cấp là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc chia lại ruộng đất là do hội nghị của thôn họp bàn và quyết định. Xã chỉ “làm theo” nghị quyết của thôn thôi!”.
Hàng trăm hộ dân thôn Ninh Cầm, xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội) thiếu hàng trăm, thậm chí cả nghìn m2 đất, trong khi đó hàng chục hộ lại thừa hàng trăm m2 đất, gây bức xúc trong nhân dân.
Ông Bình giải thích thêm, khi tiến hành cấp sổ đỏ đất năm 1993, có nhiều việc chưa đúng. Cụ thể người dân kê khai diện tích đất tăng lên nhiều so với diện tích đất thực tế và có nhiều hộ nhân khẩu nhận đất cũng không đúng.
Theo tìm hiểu của PV, khi hướng dẫn các địa phương thực hiện việc DĐĐT, UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành Đề án 178/ĐA-UBND ngày 11.12.2009 chỉ đạo rõ các nguyên tắc khi DĐĐT. Đối chiếu với việc thực hiện DĐĐT do UBND xã Tân Dân đã triển khai, có rất nhiều điểm sai lệch.
Cụ thể như theo nguyên tắc số 5 trong đề án: Việc chuyển đổi ruộng đất không đồng nghĩa với việc xem xét chia lại ruộng đất, vì thế phải tuân theo nguyên tắc “Sinh không tăng, tử không giảm”. Điều này có nghĩa là không được chia lại diện tích đất nông nghiệp của người dân.
Đơn kêu cứu của các hộ dân.
Theo Viêt Tùng/Dân Việt.VN