Tây Bắc phát triển cây trồng ôn đới
- Thứ bảy - 07/10/2017 20:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cây táo mèo khẳng định vai trò của mình ở vùng Tây Bắc. |
Với sản lượng gần 1 tấn quả, giá bán 30.000 đồng/kg, gia đình ông thu về từ 25 - 30 triệu đồng. Thấy rõ hiệu quả của cây lê tai nung, người dân trong xã đã mở rộng diện tích trồng, đến nay trên địa bàn xã Nậm Pung đã có gần 100 ha cây lê tai nung, tập trung chủ yếu ở các thôn: Kin Chu Phìn, Tả Lé, Nậm Pung, Sín Chải, trở thành cây có giá trị kinh tế, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.
Kỹ thuật vin cành tạo tán cho cây ăn quả. |
Đến nay, cây đào chín sớm sinh trưởng, phát triển rất tốt, cho thu nhập ổn định nên người dân đều rất quyết tâm chăm sóc để cây sinh trưởng, phát triển”. Ở Sơn La, không chỉ có nhãn, bơ, mà nhiều loại cây ăn quả khác cũng đang rất phát triển như cây na, cam ở huyện Mai Sơn; cây hồng giòn, mơ, mận ở Mộc Châu; cây xoài bản địa ở Yên Châu..., cây nào cũng đang cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha.
Đồng thời, đã thực hiện hỗ trợ xây dựng thí điểm 8 HTX cây ăn quả, trong đó có 4 HTX thí điểm tại vùng nhãn Sông Mã nhằm tiến tới hình thành các chuỗi hàng hóa lớn, xa hơn là phục vụ xuất khẩu. Cần sự bứt phá Với diện tích tự nhiên rộng lớn, khí hậu đa dạng... đất đai Tây Bắc cho phép phát triển nhiều loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Cũng nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng này mà đồng bào đã chủ động được mùa vụ, nguồn nước cũng như kế hoạch sản xuất từng loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác.
Cây lê cho thu nhập cao ở vùng ôn đới. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ định hướng cho các tỉnh chú trọng phát huy cây đặc sản, lợi thế của mỗi địa phương. Trong đó, phát triển sản xuất cam và cây ăn quả có múi ở Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang; phát triển vùng sản xuất chuối ở các xã biên giới của tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái...
Nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, kỹ thuật SRI, “3 giảm, 3 tăng”, cơ giới hóa làm đất, gieo cấy và thu hoạch để tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Dựa vào lợi thế của địa phương sẽ phát triển sản xuất cam và cây ăn quả có múi ở Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang; phát triển vùng sản xuất chuối ở các xã biên giới của tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai: Chọn tạo và nhân giống là then chốt Để thực hiện được mục tiêu phát triển sản xuất cây ăn quả ôn đới, tỉnh Lào Cai đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao. Công tác nghiên cứu, chọn tạo và nhân giống cây ăn quả tại chỗ là vấn đề then chốt có tính chất quyết định thành công. Tổ chức sản xuất giống cây ăn quả ôn đới tại tỉnh sẽ chủ động được nguồn giống, quản lý chất lượng cây giống, giảm chi phí nhập khẩu, sinh trưởng phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng... tạo tiền đề cho nghề trồng cây ăn quả phát triển đạt năng suất, chất lượng cao, nâng cao đời sống người dân địa phương.
Tuy nhiên, việc sản xuất cây ăn quả ôn đới hiện nay có nhiều trở ngại, vì hầu hết diện tích trồng được cây ăn quả ôn đới là các khu vực vùng núi cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn về kinh tế. Vì vậy khả năng đầu tư cho sản xuất, năng lực và trình độ canh tác có hạn nên năng suất và sản lượng còn thấp.
Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn La: Tránh bị ép giá khi quả chín rộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới Sa Pa (Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc) cũng đã “Việt hóa” một số giống cây ăn quả ôn đới tại tỉnh Sơn La. Đặc biệt, các giống đào có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật Bản, Australia. Tỉnh Sơn La có hơn 1.000 ha có thể xây dựng vùng trồng trái cây ôn đới hàng hóa như cây đào, trong đó cao nguyên Mộc Châu là địa phương rất lý tưởng thích hợp để phát triển nhóm cây này. Tuy nhiên, với đặc thù thời gian thu hoạch ngắn, chín rộ, việc thu mua sản phẩm theo chuỗi chưa được thực hiện, nên người sản xuất thường bị ép bán với giá rẻ nên khó thúc đẩy sản xuất. Trong khi đó, công nghệ bảo quản sau thu hoạch lại hầu như không có.
Ông Trương Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Phát triển phù hợp với điều kiện của từng xã Thời gian tới, huyện Si Ma Cai tiếp tục định hướng phát triển cây ăn quả phù hợp để tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng cây ăn quả trong cơ cấu cây trồng; ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp; thay thế diện tích ngô và các loại cây trồng khác trên đất dốc có giá trị kinh tế thấp. Phát triển cây ăn quả trên cơ sở phù hợp với điều kiện của từng địa phương góp phần khai thác lợi thế, tiềm năng, gắn phát triển cây ăn quả. Phát triển cây ăn quả trên đất dốc gắn với việc trồng rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo thu nhập cho người trồng rừng, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong triển khai thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả.
|