Thái Nguyên: OCOP góp phần nâng cao kinh tế, xây dựng nông thôn mới
- Thứ tư - 08/01/2020 03:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hơn 700 tỷ đồng thực hiện OCOP
Theo đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tổ chức phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, đánh giá, xây dựng thương hiệu sản phẩm,..hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, khu dân cư, siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính cấp tỉnh và huyện.
UBND Tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế nông thôn,xây dựng thương hiệu là điểm nhấn cho tỉnh nhà
Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Đề án OCOP của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025 là hơn 700 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh hơn 70 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã hơn 60 tỷ đồng, vốn lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình trên 240 tỷ đồng và vốn xã hội hóa hơn 360 tỷ đồng...
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 có ít nhất 50 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương thành sản phẩm OCOP. Năm 2019, năm đầu tiên tỉnh ta có 25 sản phẩm nông nghiệp của 8 hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP (theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP).
Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 200 sản phẩm có điều kiện trở thành sản phẩm OCOP. Các hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã đăng ký sản phẩm nông nghiệp có khả năng trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh như: Chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên), miến dong của HTX miến Việt Cường (huyện Đồng Hỷ), rau an toàn của HTX rau an toàn Hùng Sơn và HTX rau an toàn xã Bình Thuận (huyện Đại Từ), tương nếp Úc Kỳ của Cơ sở sản xuất tương nếp Úc Kỳ (huyện Phú Bình), gạo Bao Thai Định Hóa của các HTX trồng lúa thuộc huyện Định Hóa...
Chương trình "Mỗi xã phường 1 sản phẩm" tỉnh Thái Nguyên 2019 với 200 sản phẩm đánh giá OCOP bằng điện kiện chặt chẽ, Hội đồng thẩm định đã chọn ra được 25 sản phẩm gắn 3 sao - 4 sao
Ông Trần Nho Hưởng, Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên cho biết, Hội đồng đánh giá, xếp hạng OCOP tỉnh sẽ đánh giá và xếp hạng các sản phẩm đạt chuẩn từ 3 - 4 sao và lựa chọn ra sản phẩm có thể đạt từ 5 sao trở lên để cấp Trung ương đánh giá, xếp hạng… Đây cũng là lần đầu tiên Thái Nguyên thực hiện đánh giá, xếp hạng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, do vậy công tác thực hiện phải rất chặt chẽ, các sản phẩm sau khi được đánh giá, xếp hạng khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng tin tin tưởng.
Vai trò của OCOP trong việc phát triển KTXH và xây dựng NTM
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đảm bảo NTM phát triển bền vững.
Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 6 huyện, 2 thành phố và 1 thị xã, với 180 xã, phường, thị trấn (139 xã), diện tích 352.664 ha. Dân số trên 1,2 triệu người (dân số khu vực nông thôn 796,2 nghìn người, chiếm 64,9%),...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thăm gian trưng bày sản phẩm OCCOP Thái Nguyên
Thái Nguyên có trên 800 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, 238 làng nghề truyền thống (trong đó có trên 200 làng nghề chè truyền thống nổi tiếng) đã tạo cho Thái Nguyên tiềm năng lớn trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với văn hóa, truyền thống.
Điểm nhấn từ trước đến nay khi nhắc đến Thái Nguyên, sản phẩm nổi lên hàng đầu đó la chè Thái Nguyên với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng nức danh trong và ngoài nước như: Chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên); Chè La Bằng (Đại Từ); Chè hữu cơ Sông Cầu; Trại Cài (Đồng Hỷ); Làng nghề chè Vô Tranh - Tức Tranh (Phú Lương),…
Những quả đồi bát ngát của Thị trấn Sông Cầu - Đồng Hỷ
nơi đây hiện mô hình chè hữu cơ thành công với quy mô lớn tỉnh Thái Nguyên
Thương hiệu chè Thịnh An - Thị trấn Sông Cầu đạt tiêu chuẩn OCOP 2019.
Là thương hiệu được xây dựng từ sản phẩm chè hưu cơ tỉnh được người tiêu dùng ưa chuộng
Hiện trên địa bàn Thái Nguyên có 19.000 ha chè, trải rộng trên cả 9 huyện, thị xã, đang được chăm sóc với sản lượng hàng năm gần 200.000 tấn chè búp tươi. Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70-80%, chỉ có khoảng 20-30% sản lượng chè chế biến xuất khẩu.Được sự quan tâm lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ khoa học công nghệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên tại các nước và vùng lãnh thổ Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan nhằm thúc đẩy ngành chè tỉnh nhà.
Ông Dương Văn Lượng - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên chia sẻ “việc xây dựng OCOP góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương trình khi đi vào thực tế có ý nghĩa tích cực trong thay đổi tập quán sản xuất, hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn, tiêu chuẩn hoá sản phẩm OCOP còn làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm từ 20% trở lên...”.