Thăm cánh đồng rươi khổng lồ ở vùng cửa biển Hải Phòng

Thăm cánh đồng rươi khổng lồ ở vùng cửa biển Hải Phòng
Những cánh đồng nước lợ ở Tiên Lãng, Hải Phòng là nơi có điều kiện cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi rươi thương phẩm.
 
Huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng là địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp cho nghề nuôi rươi. Với nguồn nước lợ dồi dào, thủy triều lên xuống liên tục, diện tích mặt nước lớn, các hộ nuôi rươi ở đây đều sở hữu những đầm nuôi rươi với diện tích lớn. Trong ảnh là đầm nuôi rươi của gia đình anh Vũ Văn Lưỡng ở Tiên Lãng với diện tích khoảng 7ha. Ảnh: Tùng Đinh
Theo ông Lưỡng, việc nuôi rươi không yêu cầu quá nhiều về chăm sóc, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yếu tố như thức ăn và môi trường sạch để rươi phát triển tốt, đạt kích thước lớn khi thu hoạch. Trong ảnh là những bao tải phân hữu cơ, được dùng để trải xuống ruộng làm thức ăn cho rươi. Ảnh: Tùng Đinh
Trong quá trình nuôi rươi, việc tận dụng thủy triều để bón phân, cung cấp nước mới cho đầm là khâu cực kỳ quan trọng. Ông Lưỡng cho biết, do xuất thân từ dân kỹ thuật nên có thể nắm rõ nguyên lý thiết kế các công trình phụ trợ cho đầm nuôi rươi. Trong ảnh ông Lưỡng đang điều chỉnh cửa thu khi thủy triều dâng để lấy nước vào đầm. Ảnh: Tùng Đinh
Đặc tính của rươi chỉ có thể thu hoạch 1 vụ/năm vào khoảng tháng 10 dương dịch, do đó các gia đình đều trồng thêm lúa vào vụ chiêm để tránh lãng phí ruộng. Tuy nhiên, vụ lúa này trồng hoàn toàn tự nhiên, không phân bón, không thuốc trừ cỏ, không thuốc trừ sâu. Mục đích chính là để làm tơi xốp đất và dùng cuống rạ cuối mùa làm thức ăn cho rươi. Trong ảnh, 2 chiếc máy cày đang xới các gốc rạ còn lại sau vụ lúa trên đầm rươi 7ha của gia đình ông Lưỡng. Ảnh: Tùng Đinh
Ông Vũ Văn Lưỡng giới thiệu về đầm rươi của gia đình. Theo ông, những yếu tố làm nên thành công khi nuôi rươi là  mua được giống tốt, đảm bảo vệ sinh và thức ăn cho rươi. Ảnh: Tùng Đinh
Do các đầm nuôi có diện tích rất lớn, nên việc thả giống phải lợi dụng thời điểm thủy triều dâng, dùng cửa thu đưa nước vào đầm kết hợp thả rươi giống vào đầu nguồn. Để kiểm tra mật độ của rươi, người nuôi có thể quan sát lỗ rươi trên mặt ruộng. Ảnh: Tùng Đinh
Loài rươi có chiều dài khoảng 40-60cm, sống sâu hàng mét dưới mặt đất, tất cả dấu vết chúng để lại chỉ là những chiếc lỗ thông hơi. Sau 1 năm sống dưới đất, đến mùa sinh sản, con rươi sẽ dồn tất cả chất dinh dưỡng về tuyến sinh dục, dài khoảng 8-10cm và khi đó chúng mới nổi lên mặt nước. Đây cũng chính là thời điểm thu hoạch, rươi thương phẩm thực chất là tuyến sinh dục, phần còn lại của rươi đứt đoạn và tự hủy trong đất. Ảnh: Tùng Đinh
Do sống sâu dưới lòng đất, nên quá trình cải tạo, đào xới, trộn gốc rạ vào đất không làm ảnh hưởng đến đời sống của rươi. Tuy nhiên vẫn có một số ít chưa chui được xuống độ sâu oan toàn nên bị kéo lên. Ảnh: Tùng Đinh
Một con rươi bị kéo lên khỏi hang trong quá trình cày xới, trộn gốc rạ vào đất sau vụ lúa chiêm. Ảnh: Tùng Đinh
Vào mua thu hoạch, tuyến sinh dục của rươi tự nổi lên mặt nước. Lúc này, chủ đầm sẽ lợi dụng thủy triều rút, lùa rươi theo dòng nước, tập trung về phía cống thu. Ở đây, người dân sẽ dùng hệ thống lưới mềm, đặt dọc theo cống để thu hoạch, tránh tình trạng rươi bị va đập, giảm giá thành. Ảnh: Tùng Đinh
Cận cảnh đàn rươi khi vào mùa sinh sản, cũng là mùa thu hoạch nổi trên mặt đầm. Ảnh: NVCC
Theo TÙNG ĐINH/nongnghiep.vn