Thành công từ liên kết

Câu lạc bộ Nuôi trồng thủy sản 2 (CLB NTTS 2) tại xã Hải Đông (huyện Hải Hậu, Nam Định) được đánh giá là mô hình nuôi tôm điển hình vì mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giàu lên từ tôm

Xã Hải Đông có bờ biển dài hơn 6 km; 117 hộ nuôi TTCT với diện tích 31,7 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Hợp Thành. Thay vì sản xuất tự phát, manh mún, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Đông đã tập hợp thành CLB, để các thành viên liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ nhiệm CLB cho biết, ngày mới thành lập, CLB có 37 thành viên là những hộ mạnh dạn chuyển đổi từ làm muối sang nuôi TTCT. Vào mùa tôm, CLB sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng để các thành viên trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình nuôi tôm. CLB còn gây quỹ hỗ trợ những thành viên khó khăn, giúp họ có thêm vốn sản xuất.

Ở Hải Hậu, nhiều hộ nuôi tôm đã thành công - Ảnh: Huy Hùng

Cùng đó, mỗi năm, Hội Nông dân xã tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, huyện tổ chức lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật sử sụng sản phẩm an toàn về sử dụng nguồn nước cho ao nuôi. Mặt khác, CLB cũng phối hợp với các công ty thức ăn chăn nuôi mở 3 -  4 lớp tập huấn định kỳ về NTTS, hướng dẫn các thành viên cách chọn địa điểm, thiết kế xây dựng ao nuôi, chọn giống, quản lý thức ăn, phòng và trị bệnh ở tôm…

<p margin-bottom:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align:justify;text-indent:36.0pt;line-height:normal"="" style="padding: 0px 0px 13px; margin: 0px; border: 0px; line-height: 1.6em; text-align: justify; color: rgb(17, 17, 17); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px;">Tham gia CLB, người dân đóng vai trò chủ thể trong mọi hoạt động từ học tập đến thực hành trên diện tích đất sản xuất. Phương pháp này giúp các hội viên tiếp thu tốt nhất bằng kinh nghiệm thực tế. Thấy được lợi ích khi tham gia CLB, nhiều hộ đã đăng ký tham gia. Đến nay, thành viên CLB đã tăng lên 62 người.

 

Điển hình

Là người đầu tiên chuyển đổi từ làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm công nghiệp, giờ đây anh Nguyễn Văn Cường, thành viên Ban chủ nhiệm CLB NTTS 2 đã thành người “giàu có” cả về kinh nghiệm nuôi tôm cũng như thu nhập. Từ nuôi tôm anh tậu được xe hơi tiền tỷ. Anh Cường chia sẻ, năm 2007, anh bắt đầu nuôi TTCT. Thời gian đầu, do còn ít kinh nghiệm, chưa biết cách phòng và xử lý dịch bệnh nên thua nhiều hơn thắng. Nhưng qua thời gian miệt mài với đầm tôm, tích lũy kiến thức qua sách báo và đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, anh đã thu được thành quả đáng kể. Năm 2009, với 1.000 m2 mặt nước, anh thu lãi gần trăm triệu đồng. Cứ thế, anh mở rộng diện tích ao nuôi lên 1,2 ha. Năm 2012, anh đạt doanh thu hơn 3 tỷ đồng từ 20 tấn tôm.

Một hộ nuôi tôm hiệu quả khác là gia đình ông Đỗ Xuân Tiến, doanh thu từ nuôi tôm đã giúp ông cải thiện kinh tế gia đình, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng. Ông Dũng cho biết, hình thức quảng canh phụ thuộc thời tiết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hiệu quả mang lại không cao nên người dân đã không còn mặn mà. Nhưng nay, nhiều hộ thành viên CLB chuyển sang nuôi thâm canh, bán thâm canh đã cho thu nhập cao, 300 triệu đồng/năm trở lên…

Tuy nhiên, để hoạt động CLB hiệu quả hơn, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ nhiệm CLB cho rằng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi; chủ động xây dựng, sớm có kế hoạch và biện pháp nâng cao hiệu quả tại các vùng chuyển đổi. Khuyến khích tích tụ ruộng đất, chuyển một số diện tích đất làm muối hiệu quả thấp sang NTTS theo quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp ở những nơi có điều kiện…Nhằm thu hút ngày càng nhiều thành viên tham gia CLB, tạo hiệu quả đồng bộ và bền vững trong sản xuất.

 

>> Mô hình tổ, đội sản xuất như CLB NTTS 2 được đánh giá rất hiệu quả, cần được nhân rộng. Đồng thời, còn nâng cao tính cộng đồng, chung tay thực hiện tốt công tác quản lý môi trường và đối phó dịch bệnh trong nuôi trồng…


Linh Chi

Thủy sản Việt Nam