Thành công với mô hình quản lý cộng đồng sản xuất rau an toàn

Thành công với mô hình quản lý cộng đồng sản xuất rau an toàn
Cộng đồng sản xuất rau gia vị ở xã Tân Minh, huyện Thường Tín, là một trong những HTX áp dụng thành công mô hình này.

Mô hình quản lý cộng đồng sản xuất rau an toàn của Tân Minh hiện nay đã đạt 150ha/480ha đất nông nghiệp. 

Ngoài việc người dân xã Tân Minh đã có nhiều kinh nghiệm trồng rau gia vị cùng với sự giúp đỡ của Chi cục BVTV Hà Nội về cách thức trồng gắn với kỹ thuật chăm bón, quản lý chặt chẽ nên kết quả thu về đạt hiệu quả cao.

Toàn xã Tân Minh có hơn 4.000 hộ trồng rau gia vị. Thu nhập người dân địa phương tăng lên đáng kể nhờ nghề trồng rau.

Một chủ hộ dân trồng rau tên Vũ Thị Hằng cho biết, gia đình chị trồng rau gia vị với diện tích hơn 1 sào, chủ yếu là rau kinh giới, tía tô, thơm Láng... với chu kì cho một lần thu hoạch từ 20 đến 25 ngày, bình quân 3 triệu đồng/người/tháng (khi giá thị trường bình ổn). Đặc biệt vào dịp cuối năm giá rau tăng gấp 2, 3 lần giá ngày thường.

Chị Hằng cho biết thêm, nhờ sự giúp đỡ của HTX Tân Minh, gia đình chị được hướng dẫn trồng rau theo mô hình cộng đồng, rau năng suất hơn, giá bán tốt hơn. 

Ngoài ra, HTX phân công các nhóm trưởng trực tiếp quản lý rau của các hộ trong nhóm. Điều này giúp mỗi hộ có ý thức tự giác trong việc trồng rau an toàn và đảm bảo chất lượng. Nhờ đó, uy tín rau gia vị Tân Minh ngày một nâng cao.

Chi cục BVTV Hà Nội phối hợp với các cơ sở xây dựng 20 mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng PGS trong sản xuất và tiêu rau an toàn tại 20 xã, phường, thị trấn thuộc 14 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích 1.138,7ha. Trong đó, HTX Tân Minh là một trong những mô hình phát huy hiệu quả rất tích cực.

HTX Tân Minh là một trong những mô hình phát huy hiệu quả rất tích cực.

Theo Chi cục BVTV Hà Nội, hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS: Participatory Guarantee system) chứng thực cho người sản xuất dựa trên sự tham gia tích cực của các bên liên quan gồm người tiêu dùng, 

Trong quá trình sản xuất và thu hoạch thường xuyên được giám sát, điều tra đảm bảo phát hiện, khắc phục những sai phạm nhỏ và loại bỏ lập tức các nhóm sản xuất, các sản phẩm mắc sai phạm nghiêm trọng.

Mỗi điểm mô hình PGS tiến hành phân các nhóm, các tổ sản xuất rau an toàn tự quản. Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, từ các nhóm trưởng bầu ra 1 trưởng liên nhóm phụ trách chung. 

Các nhóm sản xuất rau an toàn tự quản bước đầu đã phát huy tác dụng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, hỗ trợ tích cực cho cán bộ kỹ thuật cũng như tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động của mô hình nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm thu hoạch.

Tác giả bài viết: Phương Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn tin: phapluatnet.vn