Thành tỷ phú từ trồng cây phúc bồn tử
- Thứ hai - 02/03/2015 02:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cây hoang dại cho quả cao cấp
25 tuổi, thầy giáo trẻ dạy hóa-sinh Huỳnh Trung Quân rời trường THCS ở tỉnh Kon Tum đến vùng trồng rau huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) làm thuê kiếm sống, trải qua hầu hết những việc vất vả, nặng nhọc như bốc xếp, cày cuốc, bón phân...
Với lượng kiến thức có được từ trường lớp, sách vở cùng bản tính ham học hỏi, anh tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm nông từ các chủ vườn.
Những năm 2000 - 2001, Cty Agropac di thực cây phúc bồn tử từ Pháp sang các xã Đạ Ròn và Tu Tra thuộc huyện Đơn Dương, giáp ranh với TP Đà Lạt. Quân được tuyển vào làm công nhân trồng, chăm sóc phúc bồn tử.
Nhiều sáng kiến và có vốn liếng ngoại ngữ thuận lợi cho việc tiếp thu kỹ năng, kỹ thuật do chuyên gia châu Âu trực tiếp hướng dẫn, anh được lãnh đạo công ty tín nhiệm cất nhắc lên làm thủ kho vật tư rồi quản lý nông trại phúc bồn tử rộng cả chục hécta với hàng trăm công nhân.
Anh Quân cho biết: “Phúc bồn tử vốn chẳng có giá trị kinh tế gì cho đến khi các nhà khoa học phát hiện đây là loại thảo dược quý giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư, chống lão hóa, tăng cường trí nhớ, đề kháng các bệnh tim mạch, thúc đẩy đốt cháy chất béo…
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một nhà nông học gốc La Mã đã thành công trong việc nghiên cứu, sản xuất hạt giống phúc bồn tử đầu dòng cho năng suất cao và chất lượng vượt trội so với cây hoang dại.
Từ đó, loài cây này phát triển thành những cánh đồng rộng lớn ở châu Âu. Quả tươi cùng nhiều sản phẩm hàng hóa chế biến từ quả, thân, lá phúc bồn tử được khách hàng ưa chuộng”.
Nhân rộng mô hình
Cty Agropac là doanh nghiệp đầu tiên trồng phúc bồn tử trong nhà kính tại Tây Nguyên và đã thành công bước đầu, thế nhưng năm 2008, Cty giải thể do những bất đồng trong ban quản trị.
Nông trại phúc bồn tử bị doanh nghiệp mới xóa sổ để chuyển sang trồng cây khác. Anh Quân đã mua thanh lý một số cây về trồng trong vườn nhà tại thôn Bắc Hội (Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng) với hy vọng cho ra đời loại quả cao cấp mang thương hiệu Việt Nam.
Năm đầu anh trồng phúc bồn tử trên diện tích 2.000m2 nhưng chỉ 10% số cây được đưa vào nhà kính, còn chủ yếu trồng ngoài trời.
Thiếu vốn đầu tư, lại chưa có nhiều kinh nghiệm chăm bón nên tỷ lệ cây sống chỉ khoảng 30-40%. Phần lớn cây chết là do trồng ngoài trời, không đủ sức chống chọi với dịch bệnh, thời tiết mưa nắng thất thường.
Mặt khác, mái lợp, khung vách chắn… của nhà kính cũng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên phải chăm sóc hơn 6 tháng sau mới cho thu hoạch vụ đầu, tổng sản lượng 500-600kg trái/1.000m2, chỉ bằng 30-40% so với các nước.
Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các ban ngành chức năng tổ chức học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trồng phúc bồn tử với các giống cây đầu dòng mới từ trang trại của anh Quân cho vùng rau quả tại Đà Lạt và các huyện lân cận.
Kiên trì theo đuổi, anh Quân giải mã được đặc tính sinh thái của loài cây này; bổ sung, hoàn chỉnh dần phương thức tạo luống, đặt cây, tỉa cành, phun thuốc; quá trình tưới nước, bón phân được kiểm soát nghiêm ngặt thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt; phát hiện và phòng trừ kịp thời những bệnh dịch hại như sâu, rệp, gỉ sắt, phấn trắng, nhện đỏ… không để phát tán trên diện rộng nên cây sinh trưởng tốt.
Đặc biệt anh đã nghiên cứu tạo ra những giống mâm xôi đột biến mới với thân và nhánh lá không có lông và gai xù xì, quả nhiều với chất lượng không thua kém loại quả nhập ngoại.
Đến nay anh Quân đã mở rộng diện tích trồng phúc bồn tử trong nhà kính công nghệ cao lên đến hàng chục ngàn mét vuông để đưa toàn bộ cây trồng vào nhà kính.
Với mức giá từ 240-270 ngàn đồng/kg, ước tính thu lãi cả tỷ đồng/ha/năm; giải quyết việc làm cho hơn 15 lao động tại địa phương.
Anh Quân còn cung cấp cây giống và chuyển giao kỹ thuật trồng phúc bồn tử rồi bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho một số nông dân ở các xã Hiệp Thạnh, Tân Hội (Đức Trọng); giúp ngành chức năng nhân rộng mô hình trồng phúc bồn tử ra huyện lân cận là Lạc Dương.
Phúc bốn tử nhập ngoại tuy quả lớn và đồng đều hơn nhưng lại bị nhão, ướt do mất nhiều thời gian vận chuyển trong khi đây là loại quả mọng, nhanh chín và khó bảo quản. Phúc bồn tử trồng tại Việt Nam có ưu thế cạnh tranh hơn vì giá chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3, quả lại tươi và khô ráo.
Nhãn hiệu phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân (được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký) đã có mặt tại nhiều siêu thị, nhà hàng, khách sạn hạng sang tại các thành phố lớn trong nước và xâm nhập thị trường Nga.
25 tuổi, thầy giáo trẻ dạy hóa-sinh Huỳnh Trung Quân rời trường THCS ở tỉnh Kon Tum đến vùng trồng rau huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) làm thuê kiếm sống, trải qua hầu hết những việc vất vả, nặng nhọc như bốc xếp, cày cuốc, bón phân...
Với lượng kiến thức có được từ trường lớp, sách vở cùng bản tính ham học hỏi, anh tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm nông từ các chủ vườn.
Những năm 2000 - 2001, Cty Agropac di thực cây phúc bồn tử từ Pháp sang các xã Đạ Ròn và Tu Tra thuộc huyện Đơn Dương, giáp ranh với TP Đà Lạt. Quân được tuyển vào làm công nhân trồng, chăm sóc phúc bồn tử.
Anh Huỳnh Trung Quân trong trang trại phúc bồn tử. |
Anh Quân cho biết: “Phúc bồn tử vốn chẳng có giá trị kinh tế gì cho đến khi các nhà khoa học phát hiện đây là loại thảo dược quý giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư, chống lão hóa, tăng cường trí nhớ, đề kháng các bệnh tim mạch, thúc đẩy đốt cháy chất béo…
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một nhà nông học gốc La Mã đã thành công trong việc nghiên cứu, sản xuất hạt giống phúc bồn tử đầu dòng cho năng suất cao và chất lượng vượt trội so với cây hoang dại.
Từ đó, loài cây này phát triển thành những cánh đồng rộng lớn ở châu Âu. Quả tươi cùng nhiều sản phẩm hàng hóa chế biến từ quả, thân, lá phúc bồn tử được khách hàng ưa chuộng”.
Nhân rộng mô hình
Cty Agropac là doanh nghiệp đầu tiên trồng phúc bồn tử trong nhà kính tại Tây Nguyên và đã thành công bước đầu, thế nhưng năm 2008, Cty giải thể do những bất đồng trong ban quản trị.
Nông trại phúc bồn tử bị doanh nghiệp mới xóa sổ để chuyển sang trồng cây khác. Anh Quân đã mua thanh lý một số cây về trồng trong vườn nhà tại thôn Bắc Hội (Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng) với hy vọng cho ra đời loại quả cao cấp mang thương hiệu Việt Nam.
Năm đầu anh trồng phúc bồn tử trên diện tích 2.000m2 nhưng chỉ 10% số cây được đưa vào nhà kính, còn chủ yếu trồng ngoài trời.
Thiếu vốn đầu tư, lại chưa có nhiều kinh nghiệm chăm bón nên tỷ lệ cây sống chỉ khoảng 30-40%. Phần lớn cây chết là do trồng ngoài trời, không đủ sức chống chọi với dịch bệnh, thời tiết mưa nắng thất thường.
Mặt khác, mái lợp, khung vách chắn… của nhà kính cũng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên phải chăm sóc hơn 6 tháng sau mới cho thu hoạch vụ đầu, tổng sản lượng 500-600kg trái/1.000m2, chỉ bằng 30-40% so với các nước.
Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các ban ngành chức năng tổ chức học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trồng phúc bồn tử với các giống cây đầu dòng mới từ trang trại của anh Quân cho vùng rau quả tại Đà Lạt và các huyện lân cận.
Kiên trì theo đuổi, anh Quân giải mã được đặc tính sinh thái của loài cây này; bổ sung, hoàn chỉnh dần phương thức tạo luống, đặt cây, tỉa cành, phun thuốc; quá trình tưới nước, bón phân được kiểm soát nghiêm ngặt thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt; phát hiện và phòng trừ kịp thời những bệnh dịch hại như sâu, rệp, gỉ sắt, phấn trắng, nhện đỏ… không để phát tán trên diện rộng nên cây sinh trưởng tốt.
Đặc biệt anh đã nghiên cứu tạo ra những giống mâm xôi đột biến mới với thân và nhánh lá không có lông và gai xù xì, quả nhiều với chất lượng không thua kém loại quả nhập ngoại.
Đến nay anh Quân đã mở rộng diện tích trồng phúc bồn tử trong nhà kính công nghệ cao lên đến hàng chục ngàn mét vuông để đưa toàn bộ cây trồng vào nhà kính.
Với mức giá từ 240-270 ngàn đồng/kg, ước tính thu lãi cả tỷ đồng/ha/năm; giải quyết việc làm cho hơn 15 lao động tại địa phương.
Anh Quân còn cung cấp cây giống và chuyển giao kỹ thuật trồng phúc bồn tử rồi bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho một số nông dân ở các xã Hiệp Thạnh, Tân Hội (Đức Trọng); giúp ngành chức năng nhân rộng mô hình trồng phúc bồn tử ra huyện lân cận là Lạc Dương.
Phúc bốn tử nhập ngoại tuy quả lớn và đồng đều hơn nhưng lại bị nhão, ướt do mất nhiều thời gian vận chuyển trong khi đây là loại quả mọng, nhanh chín và khó bảo quản. Phúc bồn tử trồng tại Việt Nam có ưu thế cạnh tranh hơn vì giá chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3, quả lại tươi và khô ráo.
Nhãn hiệu phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân (được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký) đã có mặt tại nhiều siêu thị, nhà hàng, khách sạn hạng sang tại các thành phố lớn trong nước và xâm nhập thị trường Nga.
Nguồn: TPO