Thoát nghèo từ nuôi vịt đẻ siêu trứng
- Thứ năm - 27/08/2015 11:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo đông anh em ở Hưng Yên, sau một chuyến đi chơi ở thôn Noong Tài, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, anh Trần Hữu Hưng nhận thấy diện tích mặt nước lớn, rất thuận lợi để làm kinh tế. Năm 2007, anh Hưng quyết định rời quê hương lên lập nghiệp tại Yên Bái và nhận đấu thầu gần 7 ha hồ của xã để xây dựng trang trại nuôi vịt siêu trứng. Ban đầu anh Hưng đã đầu tư gần 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và lấy giống từ Hưng Yên về 400 con vịt chăn nuôi thử nghiệm. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, lứa vịt đầu tiên khá thành công khi số lượng trứng sản xuất đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Dần dần, số lượng vịt trong trang trại của gia đình anh cứ tăng lên gấp đôi, gấp ba.
Chăn nuôi với số lượng lớn, khó khăn luôn là điều khó tránh khỏi đối với một chàng thanh niên trẻ do thiếu vốn, thiết kỹ thuật. Xây dựng kinh tế ở một vùng đất hoàn toàn mới, lại là hộ đầu tiên nuôi vịt quy mô lớn nên những khó khăn đó dường như càng nhân lên gấp bội. Với bản tính cần cù, ham học hỏi, anh Hưng đã về tận quê để học hỏi kinh nghiệm, đến khi quen dần ở quê hương mới thì nghe nghóng được ở đâu có người nuôi vịt thành công anh cũng lần mò tìm tới tận nơi để học tập kinh nghiệm. Đặc biệt, dù bận dộn tới đâu, anh Hưng cũng không bỏ lỡ một buổi tập huấn chăn nuôi nào do chính quyền địa phương tổ chức, do được cán bộ khuyến nông tư vấn, hướng dẫn tận tình về cách xây dựng chuồng trại cũng như kỹ thuật chọn giống và chăm sóc nên đàn vịt đẻ của gia đình anh phát triển khỏe mạnh. Để tiết kiệm chi phí đầu tư lại tiện cho việc chăm sóc và quản lý nên anh chọn giải pháp xây chuồng trại đơn giản, một ngăn lớn để nuôi vịt đẻ, ngăn còn lại nuôi vịt hậu bị. Khu vực chăn nuôi của gia đình anh Hưng được gia cố bờ chắc chắn.
Anh Hưng cho biết để đàn vịt đẻ của gia đình sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh lại đẻ nhiều trứng thì chất lượng con giống rất quan trọng, chính vì thế anh luôn mua đàn vịt giống ở những cơ sở bán giống tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không chỉ có vậy, trong khâu chăm sóc ngoài việc đảm bảo chế độ ăn cho vịt anh còn chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên và tiêm phòng vác xin theo đúng quy định.
Khi bắt con giống về nuôi đến khoảng 4 tháng sau vịt bắt đầu cho trứng và đẻ liên tục, để năng suất, chất lượng trứng đảm bảo thì ngoài chăm sóc cho vịt theo đúng quy trình kỹ thuật, cứ 2 năm anh thay lứa vịt một lần. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ khi nuôi vịt đến nay, đàn vịt của gia đình anh ít khi mắc dịch bệnh, tỉ lệ vịt đẻ luôn đạt trên 80%.
Hiện trang trại của anh Hưng có trên 2.000 con vịt trong đó có khoảng 1.800 con vịt đẻ và trên 200 con vịt hậu bị, mỗi ngày anh thu về hơn 1.000 quả trứng với giá hiện tại là 2.700đ/ - 3.000đ/quả. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi ngày gia đình anh cũng thu lãi được hơn 500 nghìn đồng.
Để tăng thêm thu nhập, anh Hưng đầu tư 3 lò ấp trứng, mỗi tháng gia đình anh xuất ra thị trường gần 2.000 quả trứng lộn đem về nguồn thu trên 50 triệu đồng. Với quy mô chăn nuôi lớn, có uy tín nên trang trại của gia đình anh luôn được các thương lái trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đến thu mua tận nơi. Mô hình nuôi vịt siêu trứng của gia đình anh Hưng đã thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình anh còn là địa chỉ tin cậy được nhiều hộ trong thôn đã đến học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào điều kiện sản xuất của gia đình.
Chăn nuôi với số lượng lớn, khó khăn luôn là điều khó tránh khỏi đối với một chàng thanh niên trẻ do thiếu vốn, thiết kỹ thuật. Xây dựng kinh tế ở một vùng đất hoàn toàn mới, lại là hộ đầu tiên nuôi vịt quy mô lớn nên những khó khăn đó dường như càng nhân lên gấp bội. Với bản tính cần cù, ham học hỏi, anh Hưng đã về tận quê để học hỏi kinh nghiệm, đến khi quen dần ở quê hương mới thì nghe nghóng được ở đâu có người nuôi vịt thành công anh cũng lần mò tìm tới tận nơi để học tập kinh nghiệm. Đặc biệt, dù bận dộn tới đâu, anh Hưng cũng không bỏ lỡ một buổi tập huấn chăn nuôi nào do chính quyền địa phương tổ chức, do được cán bộ khuyến nông tư vấn, hướng dẫn tận tình về cách xây dựng chuồng trại cũng như kỹ thuật chọn giống và chăm sóc nên đàn vịt đẻ của gia đình anh phát triển khỏe mạnh. Để tiết kiệm chi phí đầu tư lại tiện cho việc chăm sóc và quản lý nên anh chọn giải pháp xây chuồng trại đơn giản, một ngăn lớn để nuôi vịt đẻ, ngăn còn lại nuôi vịt hậu bị. Khu vực chăn nuôi của gia đình anh Hưng được gia cố bờ chắc chắn.
Anh Hưng cho biết để đàn vịt đẻ của gia đình sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh lại đẻ nhiều trứng thì chất lượng con giống rất quan trọng, chính vì thế anh luôn mua đàn vịt giống ở những cơ sở bán giống tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không chỉ có vậy, trong khâu chăm sóc ngoài việc đảm bảo chế độ ăn cho vịt anh còn chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên và tiêm phòng vác xin theo đúng quy định.
Khi bắt con giống về nuôi đến khoảng 4 tháng sau vịt bắt đầu cho trứng và đẻ liên tục, để năng suất, chất lượng trứng đảm bảo thì ngoài chăm sóc cho vịt theo đúng quy trình kỹ thuật, cứ 2 năm anh thay lứa vịt một lần. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ khi nuôi vịt đến nay, đàn vịt của gia đình anh ít khi mắc dịch bệnh, tỉ lệ vịt đẻ luôn đạt trên 80%.
Hiện trang trại của anh Hưng có trên 2.000 con vịt trong đó có khoảng 1.800 con vịt đẻ và trên 200 con vịt hậu bị, mỗi ngày anh thu về hơn 1.000 quả trứng với giá hiện tại là 2.700đ/ - 3.000đ/quả. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi ngày gia đình anh cũng thu lãi được hơn 500 nghìn đồng.
Để tăng thêm thu nhập, anh Hưng đầu tư 3 lò ấp trứng, mỗi tháng gia đình anh xuất ra thị trường gần 2.000 quả trứng lộn đem về nguồn thu trên 50 triệu đồng. Với quy mô chăn nuôi lớn, có uy tín nên trang trại của gia đình anh luôn được các thương lái trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đến thu mua tận nơi. Mô hình nuôi vịt siêu trứng của gia đình anh Hưng đã thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình anh còn là địa chỉ tin cậy được nhiều hộ trong thôn đã đến học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào điều kiện sản xuất của gia đình.
Theo Hội Nông Dân