Thu lãi 250-300 triệu đồng/năm từ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp
- Thứ năm - 11/08/2016 05:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Anh Phạm Thanh Ban |
Sau những năm tháng tham gia chiến đấu anh xuất ngũ trở về tự lập nghiệp với đôi bàn tay trắng không tiền vốn, không nghề nghiệp, cũng không trình độ khoa học kỹ thuật.
Nhiều đêm trăn trở với cuộc sống, đến năm 1989 vợ chồng anh cùng đồng tâm hiệp lực sang tạo lập kinh tế tại xã Cam Lập, Cam Ranh nơi mà đơn vị anh đã từng trải trong những năm kháng chiến ác liệt.
Để vươn lên trong cuộc sống, anh đã khai hoang được 3 ha đất rừng để làm rẫy và trồng lúa nước. Lúc đầu, anh trồng khoai lang, bắp, đậu phộng … Với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, sau thời gian ngắn, hoa màu đã cho thu hoạch, cuộc sống gia đình anh dần ổn định.
Nhiều đêm trăn trở với cuộc sống, đến năm 1989 vợ chồng anh cùng đồng tâm hiệp lực sang tạo lập kinh tế tại xã Cam Lập, Cam Ranh nơi mà đơn vị anh đã từng trải trong những năm kháng chiến ác liệt.
Để vươn lên trong cuộc sống, anh đã khai hoang được 3 ha đất rừng để làm rẫy và trồng lúa nước. Lúc đầu, anh trồng khoai lang, bắp, đậu phộng … Với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, sau thời gian ngắn, hoa màu đã cho thu hoạch, cuộc sống gia đình anh dần ổn định.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước “Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” vợ chồng anh trồng những cây, trái có giá trị kinh tế cao như: Mít, xoài, điều, bạch đàn … chỉ sau một thời gian, 3 ha đất của anh đã có 1,5 ha cây ăn trái đơm hoa kết trái, hàng năm thu hoạch được vài chục triệu đồng, cuộc sống gia đình anh không những đủ ăn mà còn có tích lũy.
Sau khi tích luỹ được khá vốn, năm 2000, vợ chồng anh quyết định về tổ dân phố Lợi Hiệp, phường Cam Lợi mua đất làm nhà ở, tạo điều kiện cho con cái tiếp tục học hành. Với kinh nghiệm từ làm kinh tế vườn rừng tại xã Cam Lập, đến năm 2002 anh làm thủ tục lên xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm xin nhận hơn 10 ha rừng để đầu tư sản xuất.
Cũng với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, nơi đất thấp anh trồng đu đủ, chuối, đậu phụng, ớt … nói chung là cây ngắn ngày vừa để trang trải cuộc sống cho gia đình vừa có vốn đầu tư mở mang, cải tạo vườn rừng. Bên cạnh đó, năm 2005 anh nhờ Hội Nông dân phường giúp anh vay vốn 30.000.000 đồng từ kênh tín chấp của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT. Anh mua được 2 con bò sinh sản và mạnh dạn mua 50 cây gió bầu về trồng đã đạt kết quả mỹ mãn. Đây là loại cây chịu nắng, chịu gió phát triển tốt, tỷ lệ cây sống trên 80%. Năm 2010, anh tiếp tục đầu tư trồng cây trôm lấy mủ bán để sản xuất nước giải khát.
Đến nay, trên diện tích gần 20 ha đất rừng ấy gia đình anh đã trồng được hàng trăm cây xoài, mít, gió bầu ở độ 8 - 9 năm tuổi. Những cây ấy đã cho hoa trái, trong đó có 14 ha điều, hàng năm thu hoạch từ 9 – 10 tấn hạt, giải quyết cho một số bà con đồng bào dân tộc ở địa phương có việc làm thường xuyên, thu nhập từ 3 triệu - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, đàn bò và đàn gà cũng đem lại cho gia đình khoản thu nhập không nhỏ. Sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình anh thu nhập bình quân từ 250 - 300 triệu đồng/năm, ngoài ra, hiện nay, với gần 20 ha vườn rừng đang độ phát triển có giá trị khoảng từ 2 - 3 tỷ đồng, bằng nghị lực của mình anh đã vươn lên làm giàu chính đáng.
Theo Hội Nông dân
Sau khi tích luỹ được khá vốn, năm 2000, vợ chồng anh quyết định về tổ dân phố Lợi Hiệp, phường Cam Lợi mua đất làm nhà ở, tạo điều kiện cho con cái tiếp tục học hành. Với kinh nghiệm từ làm kinh tế vườn rừng tại xã Cam Lập, đến năm 2002 anh làm thủ tục lên xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm xin nhận hơn 10 ha rừng để đầu tư sản xuất.
Cũng với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, nơi đất thấp anh trồng đu đủ, chuối, đậu phụng, ớt … nói chung là cây ngắn ngày vừa để trang trải cuộc sống cho gia đình vừa có vốn đầu tư mở mang, cải tạo vườn rừng. Bên cạnh đó, năm 2005 anh nhờ Hội Nông dân phường giúp anh vay vốn 30.000.000 đồng từ kênh tín chấp của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT. Anh mua được 2 con bò sinh sản và mạnh dạn mua 50 cây gió bầu về trồng đã đạt kết quả mỹ mãn. Đây là loại cây chịu nắng, chịu gió phát triển tốt, tỷ lệ cây sống trên 80%. Năm 2010, anh tiếp tục đầu tư trồng cây trôm lấy mủ bán để sản xuất nước giải khát.
Đến nay, trên diện tích gần 20 ha đất rừng ấy gia đình anh đã trồng được hàng trăm cây xoài, mít, gió bầu ở độ 8 - 9 năm tuổi. Những cây ấy đã cho hoa trái, trong đó có 14 ha điều, hàng năm thu hoạch từ 9 – 10 tấn hạt, giải quyết cho một số bà con đồng bào dân tộc ở địa phương có việc làm thường xuyên, thu nhập từ 3 triệu - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, đàn bò và đàn gà cũng đem lại cho gia đình khoản thu nhập không nhỏ. Sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình anh thu nhập bình quân từ 250 - 300 triệu đồng/năm, ngoài ra, hiện nay, với gần 20 ha vườn rừng đang độ phát triển có giá trị khoảng từ 2 - 3 tỷ đồng, bằng nghị lực của mình anh đã vươn lên làm giàu chính đáng.
Theo Hội Nông dân