Thu tiền tỷ từ tận dụng phụ phẩm lúa, gạo
- Thứ hai - 06/01/2014 03:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngoài các yếu tố như thiếu công nghệ, kỹ thuật, máy móc… thì nhiều địa phương chưa chú trọng tới việc tận dụng các phụ phẩm lúa gạo để giảm tổn thất sau thu hoạch.
Tiền triệu từ rơm rạ, bã trấu
Các phụ phẩm chính của ngành sản xuất lúa gạo gồm rơm rạ, trấu và cám gạo. Theo tính toán, lượng rơm rạ sinh ra bằng sản lượng lúa sản xuất ra trong cùng một vụ trên một đơn vị diện tích. Trong khi đó, đối với sản phẩm lúa có độ ẩm 14%, tỷ lệ trấu chiếm khoảng 20% và cám chiếm 10% sản lượng. Như vậy, chỉ tính riêng ĐBSCL, mỗi năm có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo.
TS Phạm Văn Tấn – Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch cho biết, những năm gần đây, việc sử dụng các phụ phẩm này ở ĐBSCL đã tăng lên, nhưng vẫn chưa đáng kể. Cụ thể như trước đây, trấu không được sử dụng gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, đến nay, khi nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, giá trị của trấu đã tăng lên đáng kể. Trấu được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò sấy, lò hơi hay chất độn chuồng trong chăn nuôi. Một số khác được ép thành viên để xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc... Hiện tại, giá trấu rời ở ĐBSCL dao động từ 300 – 600 đồng/kg tùy mùa vụ, trong khi đó, trấu củi thanh có giá lên đến 1.200 đồng/kg.
Sản phẩm cám gạo cũng có giá trị tăng cao hơn từ 100 – 300% khi được chế biến thành thức ăn chăn nuôi, xà phòng, mỹ phẩm hoặc dược phẩm… Còn đối với rơm rạ, là phụ phẩm có số lượng lớn xấp xỉ sản lượng lúa sản xuất ra hằng năm nhưng lượng rơm rạ được sử dụng hiện rất nhỏ, không đáng kể (chủ yếu để sản xuất nấm rơm và làm thức ăn cho trâu bò).
Trong khi đó, rơm có thể dùng sản xuất Ethanol, từ đó sản xuất ra các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, làm vật liệu xây dựng hoặc ép thành viên, trộn với một số thành phần khác thành thức ăn chăn nuôi…
“Nghịch lý là ngành chăn nuôi trong nước hiện phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa nhập khẩu, trong khi đó các sản phẩm trong nước còn nhiều, có thể tận dụng được. Nếu làm tốt việc này, cả ngành chăn nuôi và trồng trọt của cả nước sẽ cùng phát triển” - ông Tấn giải thích.
“Cái khó bó cái khôn”
Dù đã có một số nghiên cứu, ứng dụng về tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để gia tăng giá trị, tuy nhiên, việc phát triển các sản phẩm này vẫn còn rất hạn chế. TS Nguyễn Huy Bích – Trưởng khoa Cơ khí – Nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM cho rằng, nếu kéo giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong chuỗi sản xuất lúa gạo xuống mức 5 – 6% sẽ làm tăng tương ứng giá trị 6%. Nghĩa là với 44 triệu tấn lúa của cả nước hiện nay sẽ tạo ra giá tri tăng thêm khoảng 13.000 tỷ đồng, trong đó, ĐBSCL chiếm hơn 50%.
Trong khi đó, TS Phạm Văn Tấn cho rằng, việc sử dụng các phụ phẩm như cám gạo, trấu, rơm thành những sản phẩm có giá trị cao thường khá phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu và đầu tư lớn.
Không chỉ vậy, ông Tấn còn cho biết, việc thu hoạch lúa gạo cũng như một số sản phẩm nông nghiệp hiện chưa đúng kỹ thuật, dẫn tới tình trạng các phụ phẩm sinh ra kém chất lượng, không tận dụng được.
Cụ thể như, do “quy trình ngược” của công nghệ sau thu hoạch lúa gạo hiện nay, lượng cám sinh ra trong quá trình xay xát thường có chất lượng thấp. Dù có số lượng lớn, hơn 2,3 triệu tấn, nhưng cám có giá trị không cao, không đáp ứng chất lượng để chế biến các sản phẩm chuyên sâu như xà phòng, dầu ăn, glyxerin, mỹ phẩm…
Trước tình trạng đó, ông Tấn kiến nghị các đơn vị nghiên cứu cần học hỏi kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… nhằm ứng dụng những công nghệ và thiết bị mới, qua đó, chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ trấu, rơm rạ và cám gạo.
Tiền triệu từ rơm rạ, bã trấu
Các phụ phẩm chính của ngành sản xuất lúa gạo gồm rơm rạ, trấu và cám gạo. Theo tính toán, lượng rơm rạ sinh ra bằng sản lượng lúa sản xuất ra trong cùng một vụ trên một đơn vị diện tích. Trong khi đó, đối với sản phẩm lúa có độ ẩm 14%, tỷ lệ trấu chiếm khoảng 20% và cám chiếm 10% sản lượng. Như vậy, chỉ tính riêng ĐBSCL, mỗi năm có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo.
Hiện nay lượng rơm rạ bị bỏ không rất lớn sau mỗi vụ thu hoạch.
TS Phạm Văn Tấn – Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch cho biết, những năm gần đây, việc sử dụng các phụ phẩm này ở ĐBSCL đã tăng lên, nhưng vẫn chưa đáng kể. Cụ thể như trước đây, trấu không được sử dụng gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, đến nay, khi nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, giá trị của trấu đã tăng lên đáng kể. Trấu được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò sấy, lò hơi hay chất độn chuồng trong chăn nuôi. Một số khác được ép thành viên để xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc... Hiện tại, giá trấu rời ở ĐBSCL dao động từ 300 – 600 đồng/kg tùy mùa vụ, trong khi đó, trấu củi thanh có giá lên đến 1.200 đồng/kg.
Sản phẩm cám gạo cũng có giá trị tăng cao hơn từ 100 – 300% khi được chế biến thành thức ăn chăn nuôi, xà phòng, mỹ phẩm hoặc dược phẩm… Còn đối với rơm rạ, là phụ phẩm có số lượng lớn xấp xỉ sản lượng lúa sản xuất ra hằng năm nhưng lượng rơm rạ được sử dụng hiện rất nhỏ, không đáng kể (chủ yếu để sản xuất nấm rơm và làm thức ăn cho trâu bò).
Trong khi đó, rơm có thể dùng sản xuất Ethanol, từ đó sản xuất ra các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, làm vật liệu xây dựng hoặc ép thành viên, trộn với một số thành phần khác thành thức ăn chăn nuôi…
“Nghịch lý là ngành chăn nuôi trong nước hiện phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa nhập khẩu, trong khi đó các sản phẩm trong nước còn nhiều, có thể tận dụng được. Nếu làm tốt việc này, cả ngành chăn nuôi và trồng trọt của cả nước sẽ cùng phát triển” - ông Tấn giải thích.
“Cái khó bó cái khôn”
Dù đã có một số nghiên cứu, ứng dụng về tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để gia tăng giá trị, tuy nhiên, việc phát triển các sản phẩm này vẫn còn rất hạn chế. TS Nguyễn Huy Bích – Trưởng khoa Cơ khí – Nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM cho rằng, nếu kéo giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong chuỗi sản xuất lúa gạo xuống mức 5 – 6% sẽ làm tăng tương ứng giá trị 6%. Nghĩa là với 44 triệu tấn lúa của cả nước hiện nay sẽ tạo ra giá tri tăng thêm khoảng 13.000 tỷ đồng, trong đó, ĐBSCL chiếm hơn 50%.
Theo Quyết định 68/2013 của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1.1.2014), các doanh nghiệp, cá nhân, hợp tác xả, tổ hợp tác… sẽ được hỗ trợ lãi suất vốn vay để mua máy, thiết bị hoặc đầu tư dây chuyền công nghệ cao nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp. |
Không chỉ vậy, ông Tấn còn cho biết, việc thu hoạch lúa gạo cũng như một số sản phẩm nông nghiệp hiện chưa đúng kỹ thuật, dẫn tới tình trạng các phụ phẩm sinh ra kém chất lượng, không tận dụng được.
Cụ thể như, do “quy trình ngược” của công nghệ sau thu hoạch lúa gạo hiện nay, lượng cám sinh ra trong quá trình xay xát thường có chất lượng thấp. Dù có số lượng lớn, hơn 2,3 triệu tấn, nhưng cám có giá trị không cao, không đáp ứng chất lượng để chế biến các sản phẩm chuyên sâu như xà phòng, dầu ăn, glyxerin, mỹ phẩm…
Trước tình trạng đó, ông Tấn kiến nghị các đơn vị nghiên cứu cần học hỏi kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… nhằm ứng dụng những công nghệ và thiết bị mới, qua đó, chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ trấu, rơm rạ và cám gạo.
Nguồn: danviet.vn