Thương binh vượt khó làm giàu
- Thứ sáu - 22/08/2014 03:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 1970, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Ngôn lên đường đánh Mỹ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông trở về quê hương với phần cơ thể không còn lành lặn, thương tật trên 40% (thương binh 2/4). Nhưng với bản lĩnh kiên cường của người lính cùng sự giúp đỡ của bà con lối xóm, ông Ngôn không trông chờ vào đồng tiền trợ cấp mà xoay sở đủ việc, làm nhiều nghề. Nghe nói đến việc gì ở địa phương có đồng ra đồng vào, ông đều làm để có cuộc sống ổn định.
Từ hai bàn tay trắng, bao năm lăn lộn để phát triển kinh tế gia đình và xây dựng quê hương cũng là chừng ấy thời gian người thương binh này lặng lẽ tìm cho mình hướng đi đúng đắn. Cuối cùng, ông Ngôn chọn khởi nghiệp với nghề nuôi ong lấy mật. Trong vòng chưa đầy 5 năm, vừa nhân giống, vừa bán mật, từ một đàn ong giống ban đầu, ông nhân lên thành 20 đàn, doanh thu bán mật mang lại gần 30 triệu đồng/năm.
Khi đã tích lũy được ít vốn, với đức tính cần cù, chăm lao động, ông Ngôn mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế VAC.
Ông Ngôn cho biết: “Gia đình tôi trồng được hơn 3.000 gốc keo lai; nuôi 12 con bò, lợn giống, lợn rừng…; nuôi cá trắm, cá mè (3.000m2), giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu về hơn 150 triệu đồng”.
Bằng tinh thần và trách nhiệm, ông Ngôn tham gia nhiều hoạt động ở địa phương. Hiện ông là Phó chủ tịch Hội Làm vườn xã… Ông tích cực vận động, giúp đỡ nhiều cựu chiến binh, bà con nông dân phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VAC.
Nhận xét về cách làm kinh tế của ông Ngôn, ông Nguyễn Huy Hà, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Xuân, cho biết: “Ông Ngôn là người giàu nghị lực. Từ hộ nghèo, gia đình ông đã vươn lên thành hộ sản xuất làm kinh tế giỏi nhờ sự cần cù chịu khó và ý chí dám nghĩ, dám làm”.
Mô hình sản xuất của thương binh Trương Quốc Ngôn được ngành nông nghiệp địa phương chọn để nhân rộng và là địa chỉ học tập của nhiều nông dân.
Từ hai bàn tay trắng, bao năm lăn lộn để phát triển kinh tế gia đình và xây dựng quê hương cũng là chừng ấy thời gian người thương binh này lặng lẽ tìm cho mình hướng đi đúng đắn. Cuối cùng, ông Ngôn chọn khởi nghiệp với nghề nuôi ong lấy mật. Trong vòng chưa đầy 5 năm, vừa nhân giống, vừa bán mật, từ một đàn ong giống ban đầu, ông nhân lên thành 20 đàn, doanh thu bán mật mang lại gần 30 triệu đồng/năm.
Khi đã tích lũy được ít vốn, với đức tính cần cù, chăm lao động, ông Ngôn mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế VAC.
Ông Ngôn cho biết: “Gia đình tôi trồng được hơn 3.000 gốc keo lai; nuôi 12 con bò, lợn giống, lợn rừng…; nuôi cá trắm, cá mè (3.000m2), giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu về hơn 150 triệu đồng”.
Bằng tinh thần và trách nhiệm, ông Ngôn tham gia nhiều hoạt động ở địa phương. Hiện ông là Phó chủ tịch Hội Làm vườn xã… Ông tích cực vận động, giúp đỡ nhiều cựu chiến binh, bà con nông dân phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VAC.
Nhận xét về cách làm kinh tế của ông Ngôn, ông Nguyễn Huy Hà, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Xuân, cho biết: “Ông Ngôn là người giàu nghị lực. Từ hộ nghèo, gia đình ông đã vươn lên thành hộ sản xuất làm kinh tế giỏi nhờ sự cần cù chịu khó và ý chí dám nghĩ, dám làm”.
Mô hình sản xuất của thương binh Trương Quốc Ngôn được ngành nông nghiệp địa phương chọn để nhân rộng và là địa chỉ học tập của nhiều nông dân.
nguồn: kinhtenongthon.com.vn