Tiến sĩ về quê làm giàu bằng nghề tay trái - trồng rau trên cát
- Thứ hai - 17/09/2018 21:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Rất nhiều người khi nói về tiến sĩ Trần Thế Hùng - Trưởng khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường đại học Quảng Bình là ông tiến sĩ “dám nghĩ, dám làm”.
Nặng lòng với miền quê đầy nắng, gió
Tiến sĩ Trần Thế Hùng sinh năm 1979, tại miền quê đầy nắng gió Quảng Trạch (Quảng Bình). Anh “bén duyên” với các loại cây cỏ ngay từ thủa bé vì có bố mẹ công tác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Khi vừa học xong năm thứ nhất tại Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, với kết quả học tập xuất sắc, anh được cử đi du học tại Cộng hòa Liên bang Nga.
Năm 2009, anh Hùng hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Cộng hòa Liên bang Nga, không như những người khác tìm mọi cách để ở lại tìm giấc mơ đổi đời ở xứ người, tiến sĩ Hùng đã về công tác ở Trường Đại học Quảng Bình trên quê hương nơi chôn rau cắt rốn với những ước mơ cháy bỏng.
Anh luôn đau đáu với mảnh đất quê hương bất lợi về thổ nhưỡng và khí hậu, với những kiến thức có được, năm 2016, sau nhiều cố gắng, anh đã hoàn thành thủ tục thuê 13ha đất cát tại xã Lộc Ninh (TP. Đồng Hới, Quảng Bình) bắt tay vào thực hiện giấc mơ biến vùng đất khô cằn thành vùng sản xuất rau xanh và cung cấp nông sản sạch.
“Sự ủng hộ và động viên của gia đình là động lực rất lớn để tôi thực hiện ước mơ xây dựng trang trại. Ngoài ra vấn nạn thực phẩm bẩn đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dung khiến tôi rất trăn trở nên quyết định làm một trang trại sạch góp phần mang lại nguồn thực phẩm sạch cho mọi người” – anh Hùng tâm sự.Tiến sĩ Trần Thế Hùng bên vườn măng tây cho thu nhập cao.
Anh luôn đau đáu với mảnh đất quê hương bất lợi về thổ nhưỡng và khí hậu, với những kiến thức có được, năm 2016, sau nhiều cố gắng, anh đã hoàn thành thủ tục thuê 13ha đất cát tại xã Lộc Ninh (TP. Đồng Hới, Quảng Bình) bắt tay vào thực hiện giấc mơ biến vùng đất khô cằn thành vùng sản xuất rau xanh và cung cấp nông sản sạch.
Vườn măng tây 1ha của tiến sĩ Hùng phủ xanh đồi đất cát.
Ban đầu, trang trại của Hùng canh tác nhiều loại rau củ quả gồm: dưa hấu , ngô, táo lai lê Đài Loan, còn lại là các diện tích trồng măng tây, mướp đắng, dưa lê, dưa lưới… Cả một cánh đồng rộng lớn được quy hoạch khoa học phủ màu xanh đủ các loại rau, củ, quả. Để các loài cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, trang trại đã được lắp đặt hệ thống vòi phun tự động và áp dụng một số kỹ thuật đặc biệt dành riêng cho các loại cây trồng trên cát.
Anh Hùng canh tác theo kiểu gối vụ, mùa nào cây đó, cho thu hoạch quanh năm để phục vụ cho khách hàng. Tuyên nhiên, trang trại của Hùng tập trung chủ đạo vào 2 loại cây trồng là măng tây và sả, vì đây là 2 loại cây dễ trồng, cho thu nhập cao, ổn định.
Mới trồng hơn 1 năm nhưng vườn táo lai lê Đài Loan của anh Hùng đã bắt đầu ra quả.
Được biết, mô hình trồng măng tây của anh Hùng là mô hình măng tây đầu tiên được triển khai tại Quảng Bình với sự hỗ trợ và phối hợp của Sở Khoa học - Công nghệ. Quá trình chăm sóc, vừa áp dụng những kiến thức được học, anh vừa nghiên cứu đặc điểm đất đai, thời tiết để có sự điều chỉnh kịp thời.
Phủ xanh vùng cát trắng
Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, đến thời điểm này chỉ sau gần 2 năm bắt tay vào xây dựng, chăm sóc, tiến sĩ Trần Thế Hùng đã sở hữu một trang trại xanh.
Làm đất để trồng măng tây xanh.
Với mức đầu tư 50 triệu đồng cho 1ha dưa hấu, năng suất mang lại khoảng 20 tấn. Trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 50 triệu đồng, gấp nhiều lần so với một số loại cây truyền thống khác. Với hơn 1ha măng tây, trung bình mỗi ngày cho thu nhập trên 500 nghìn đồng. Phần cành của cây măng tây được bán để trang trí hoa, phần trên búp dùng để ăn, phần dưới búp được dùng để làm trà. Hiện tại anh Hùng có hơn 2ha cây sả và đang cho trồng thêm 3ha sả nữa, vì đây là loại cây khá dễ trồng và chăm sóc lại cho thu nhập cao. Anh Hùng cho biết, giá hiện tại giá của 1 lít tinh dầu xả dao động từ 2 đến 2,5 triệu đồng, thì 1ha đất canh tác sả mỗi năm tôi cũng có trên 70 triệu đồng.
Tiến sĩ Hùng giới thiệu với PV Danviet về cách chăm sóc măng tây.
Điều đặc biệt hơn, trang trại của anh Hùng hiện là địa chỉ tham quan, học hỏi kỹ thuật và thực tiễn của sinh viên Trường đại học Quảng Bình và những người gắn bó lâu dài với nông nghiệp sau này. Ngoài việc bắt đầu cho thu nhập ổn định, trang trại của anh Hùng cũng giải quyết công ăn việc làm cho 5 lao động tại địa phương. Mỗi lao động ở trang trại được trả lương với mức từ 4 đến 7 triệu đồng/tháng.
Đồi đất cát mênh mông vừa trồng của tiến sĩ Hùng.
Thời gian sắp tới, anh Hùng còn có ý định chăn nuôi dê để cung cấp dê thịt cho thị trường, nuôi gà theo phương pháp hữu cơ lấy trứng và thịt, trong đó anh chú trọng tới các giống gà đặc sản.
“Sự ủng hộ và động viên của gia đình là động lực rất lớn để tôi thực hiện ước mơ xây dựng trang trại. Ngoài ra vấn nạn thực phẩm bẩn đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dung khiến tôi rất trăn trở nên quyết định làm một trang trại sạch góp phần mang lại nguồn thực phẩm sạch cho mọi người” – anh Hùng tâm sự.