Truyền nghề để phát triển nghề
- Thứ hai - 05/05/2014 20:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
“Sinh ra ở thôn có nghề mộc truyền thống, tôi đã sớm học được “tinh hoa” của nghề từ cha ông. Học hết cấp 2, tôi nghỉ học ở nhà học nghề. Sau đó một thời gian tôi tham gia nghĩa vụ quân sự, khi trở về tôi tách ra làm nghề riêng” - ông Huân chia sẻ.
Trước kia khi chưa có máy móc trợ giúp, ông Huân chủ yếu làm thủ công, sản xuất các mặt hàng mộc dân dụng vì không đòi hỏi cao về kỹ thuật, tuy vậy giá bán lại thấp. Qua thời gian cùng với sự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật phức tạp, cộng với sự ra đời của nhiều máy móc hiện đại, ông chuyển sang sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và đồ thờ.
Ông Huân bảo: “Làm sản phẩm mỹ nghệ cao cấp đòi hỏi kỹ thuật phải thật tinh xảo, tỉ mỉ để tạo ra dáng hoa văn phức tạp là điều không dễ dàng”.
Một thuận lợi nữa mà theo ông Huân nó đã giúp ông rất nhiều trong việc sản xuất đó là con trai thứ 2 của ông là lập trình viên máy tính nên thường xuyên tiếp cận được những mẫu mã đồ thờ mới và đẹp, sưu tầm về cho ông. Sau đó, căn cứ vào mẫu mã đó, ông chỉnh sửa linh hoat để tạo ra nét riêng cho sản phẩm của mình.
Chính nhờ đó, các sản phẩm của xưởng ông Huân rất đa dạng và được khách hàng ưa chuộng; đơn đặt hàng từ khắp các tỉnh chuyển về ngày một nhiều.
Ông tiết lộ, mỗi năm từ 50m2 nhà xưởng đem về cho ông 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông Huân còn dạy nghề và tạo việc cho 4 lao động với mức lương 3-5 triệu đồng/tháng. “Việc truyền nghề cũng là cách để phát triển nghề truyền thống của địa phương”- ông Huân chia sẻ.
Mong muốn lớn nhất của ông Huân là làng nghề mộc Thượng Mạo được quy hoạch tập trung để ông có điều kiện mở rộng sản xuất và sức khỏe của những người làm nghề đảm bảo hơn.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm làm mộc, liên hệ với ông Huân theo số điện thoại: 0433.532.074.
Trước kia khi chưa có máy móc trợ giúp, ông Huân chủ yếu làm thủ công, sản xuất các mặt hàng mộc dân dụng vì không đòi hỏi cao về kỹ thuật, tuy vậy giá bán lại thấp. Qua thời gian cùng với sự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật phức tạp, cộng với sự ra đời của nhiều máy móc hiện đại, ông chuyển sang sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và đồ thờ.
Ông Huân giới thiệu sản phẩm do xưởng mình sản xuất.
Ông Huân bảo: “Làm sản phẩm mỹ nghệ cao cấp đòi hỏi kỹ thuật phải thật tinh xảo, tỉ mỉ để tạo ra dáng hoa văn phức tạp là điều không dễ dàng”.
Một thuận lợi nữa mà theo ông Huân nó đã giúp ông rất nhiều trong việc sản xuất đó là con trai thứ 2 của ông là lập trình viên máy tính nên thường xuyên tiếp cận được những mẫu mã đồ thờ mới và đẹp, sưu tầm về cho ông. Sau đó, căn cứ vào mẫu mã đó, ông chỉnh sửa linh hoat để tạo ra nét riêng cho sản phẩm của mình.
Chính nhờ đó, các sản phẩm của xưởng ông Huân rất đa dạng và được khách hàng ưa chuộng; đơn đặt hàng từ khắp các tỉnh chuyển về ngày một nhiều.
Ông tiết lộ, mỗi năm từ 50m2 nhà xưởng đem về cho ông 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông Huân còn dạy nghề và tạo việc cho 4 lao động với mức lương 3-5 triệu đồng/tháng. “Việc truyền nghề cũng là cách để phát triển nghề truyền thống của địa phương”- ông Huân chia sẻ.
Mong muốn lớn nhất của ông Huân là làng nghề mộc Thượng Mạo được quy hoạch tập trung để ông có điều kiện mở rộng sản xuất và sức khỏe của những người làm nghề đảm bảo hơn.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm làm mộc, liên hệ với ông Huân theo số điện thoại: 0433.532.074.
Nguồn: danviet.vn