Tự học trên internet, trồng dâu tây thuỷ canh "đẹp như mơ" ở Đà Lạt
- Thứ ba - 25/07/2017 22:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cách điểm du lịch Hồ Than Thở 500m, Vườn dâu Tùng Nguyên được xem là địa điểm “gây thương nhớ” cho rất nhiều du khách khi đến với “thành phố sương mù”. Với mô hình trải nghiệm tham quan, hái và mua dâu tại vườn, Tùng Nguyên hiện là một trong những vườn dâu thu hút khá nhiều du khách. Các luống dâu tây New Zealand được trồng trên giàn thủy canh giá thể cách mặt đất 1 m, được chăm sóc theo tiêu chuẩn châu Âu, không sử dụng thuốc trừ sâu.
Những trái dâu tây giống New zealand to hơn các giống dâu thông thường, chín mọng như “níu lòng” du khách. Du khách được tự do tham quan, được “thả ga” chụp ảnh “tự sướng”, và tự tay hái dâu để mua về. Do dâu được trồng theo công nghệ mới trong nhà kính nên giá dâu tây ở đây có “nhích hơn” so với dâu hái tại vườn trồng trên đất (giá dâu tây thủy canh khoảng 250.000/kg).
Nguyễn Thanh Trúc (áo sọc, đứng giữa) và các chuyên gia Hà Lan tại vườn dâu Tùng Nguyên.
Chủ vườn dâu Tùng Nguyên - hai vợ chồng nông dân Nguyễn Thanh Trúc và Nguyễn Thị Thu Nhàn đã chia sẻ với người viết về “câu chuyện khởi nghiệp” của mình. Cách đây hơn 4 năm, với sự động viên và chỉ vẻ ban đầu về kỹ thuật trồng dâu sạch của người em trai, 5/2013, hai vợ chồng anh Trúc đã quyết định đầu tư 2 vườn dâu tây giống NewZealand với diện tích trên 5.000m2. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên vợ chồng anh Trúc không ít lần gần như mất ăn, mất ngũ vì cây dâu phát triển ì à, ì ạch, thậm chí còn bị “đổ bệnh”. Có thời điểm vợ chồng anh Trúc đứng trước nguy cơ… trắng tay. . “Dâu tây trồng theo kiểu truyền thống thì thông tin, tư liệu, thậm chí là “bí quyết” về cách chăm sóc có thể nói là không thiếu. Nhưng với dâu tây giống Newzealand trồng theo kiểu thủy canh, thì thông tin, tư liệu “độc” về cách canh tác, chăm sóc vẫn là một “ẩn số”- anh Trúc bộc bạch.
Không nãn chí anh Trúc đã bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu, tham khảo tài liệu về cách canh tác, chăm sóc dâu tây. Anh Trúc “gõ cửa” nhiều nguồn thông tin từ tài liệu, sách báo, từ internet, và nhờ cả sự tư vấn của chuyên gia đến từ Hà Lan. Cũng phải tiêu tốn hết vài năm “sống, chết” với dâu tây. Cuối cùng vợ chồng anh Trúc cũng tìm ra được những giải pháp kỹ thuật phù hợp cho việc tưới nước, bón phân, chăm sóc…vườn dâu tây Tùng Nguyên đã có được những trái dâu tây đạt chuẩn Viet Gap. Hiện nay mỗi ngày vườn dâu thu hoạch được 30-50 kg dâu tây giống Newzealand.
Không nãn chí anh Trúc đã bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu, tham khảo tài liệu về cách canh tác, chăm sóc dâu tây.
Dâu tây được xếp vào nhóm những loại thực phẩm thông dụng có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả dâu tây có chứa các chất bảo vệ, chống ôxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua. Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2, đặc biệt là lượng sinh tố C cao hơn cả cam hay dưa hấu, nên rất hiệu quả trong việc giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm, chống stress và phòng tránh lão hóa (oxy hóa).
“Ông chủ” vườn dâu tây Tùng Nguyên, Nguyễn Thanh Trúc chia sẽ “ Tuy gọi là dâu tây, nhưng thật ra loại trái “hấp dẫn”này có nguồn gốc từ châu Mỹ. Loại cây ăn trái này được đưa vào canh tác ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ 18. Hiện nay, dâu tây là một trong những đặc sản của xứ sở “ngàn hoa”. Dâu tây giống New Zealand được trồng thành công ở Đà Lạt có vị ngọt thanh, thịt rất giòn, có màu đỏ đậm rất đẹp, cũng như mùi vị rất đặc trưng thường thấy ở các loại dâu tây nhập khẩu từ Úc, Mỹ. Hiện nay, do “cung không đủ cầu” nên chúng tôi đang chuẩn bị mở rộng diện tích vườn dâu. Chúng tôi sẽ tiếp tục canh tác theo tiêu chuẩn Viet Gap để cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm dâu tây sạch, an toàn cho sức khỏe…”