Vươn lên làm giàu từ những mô hình nhỏ
- Thứ năm - 12/03/2015 21:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ông Lý Văn Thông - Trưởng thôn Tạm Mò, người dân tộc Tày được biết đến với cách làm “Mô hình nhỏ, thu nhập lớn”. Tạm Mò là cửa ngõ của huyện Bắc Mê địa hình đồi núi bạc màu, dân cư thưa thớt, cuộc sống của bà con nơi đây rất khó khăn, trong cái khó khăn đó ông trưởng thôn lại có cách làm kinh tế hiệu quả mô hình dây truyền khép kín từ khâu sản xuất đến chế biến chăn nuôi đó là: trồng cây lương thực, máy xay xát, nấu rượu, nuôi lợn, trồng rau.
Ông Thông cho biết gia đình có 7 khẩu, trong đó có 4 lao động, một cụ già và 2 cháu nhỏ; lúc trước chưa biết áp dụng khoa học vào sản xuất, chăn nuôi gia đình cũng khó khăn lắm, nhờ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành ông đã học được nghề xay xát, nấu rượu, nuôi lợn, do đó mỗi năm hộ ông thu từ cây lương thực cũng được trên 30 triệu đồng, trồng rau 2 vụ bán được 5 triệu; dịch vụ máy xay xát phục vụ bà con trong xóm cũng đủ cám để chăn nuôi; nấu rượu mỗi ngày một nồi bán lãi được 70 ngàn đồng; bỗng rượu dùng để nuôi lợn, hiện gia đình có 20 con lợn, một năm xuất chuồng được 3 lứa, mỗi lứa lãi được khoảng 20 triệu đồng. Như vậy trừ các khoản chi phí nhà ông Thông mỗi năm thu được trên 100 triệu đồng, với một hộ gia đình nông thôn mức thu nhập này là không nhỏ, ông đã thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất của mình. Nếu như các hộ gia đình vùng nông thôn Hà Giang đều mạnh dạn, chăm chỉ cần cù như gia đình ông Lý Văn Thông thì chương trình xóa đói giảm nghèo tiến lên xây dựng nông thôn mới sẽ thành công và vững chắc.
Ông Lý Văn Thông thôn Tạm Mò, xã Yên Định
Ông Thông cho biết gia đình có 7 khẩu, trong đó có 4 lao động, một cụ già và 2 cháu nhỏ; lúc trước chưa biết áp dụng khoa học vào sản xuất, chăn nuôi gia đình cũng khó khăn lắm, nhờ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành ông đã học được nghề xay xát, nấu rượu, nuôi lợn, do đó mỗi năm hộ ông thu từ cây lương thực cũng được trên 30 triệu đồng, trồng rau 2 vụ bán được 5 triệu; dịch vụ máy xay xát phục vụ bà con trong xóm cũng đủ cám để chăn nuôi; nấu rượu mỗi ngày một nồi bán lãi được 70 ngàn đồng; bỗng rượu dùng để nuôi lợn, hiện gia đình có 20 con lợn, một năm xuất chuồng được 3 lứa, mỗi lứa lãi được khoảng 20 triệu đồng. Như vậy trừ các khoản chi phí nhà ông Thông mỗi năm thu được trên 100 triệu đồng, với một hộ gia đình nông thôn mức thu nhập này là không nhỏ, ông đã thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất của mình. Nếu như các hộ gia đình vùng nông thôn Hà Giang đều mạnh dạn, chăm chỉ cần cù như gia đình ông Lý Văn Thông thì chương trình xóa đói giảm nghèo tiến lên xây dựng nông thôn mới sẽ thành công và vững chắc.
Nguồn: nongthonmoi.hagiang.gov.vn