1001 cách làm ăn: Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
- Thứ sáu - 14/03/2014 04:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chữ EM là tiếng viết tắt của cụm từ tiếng Anh Effective Microorga-nism, có nghĩa là các vi sinh vật hiệu quả.
Nhóm vi sinh vật này được nuôi cấy trong một môi trường đặc biệt, chúng cùng sinh sống và cùng tồn tại. Nó có tác dụng làm lợi cho hầu hết các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
EM bao gồm một tổ hợp các vi sinh vật hữu hiệu như các vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lên men axitlactic, nấm men, xạ khuẩn... Trong đó, vi khuẩn quang hợp có vị trí quan trọng bậc nhất. EM xúc tác các quá trình phân giải trong thức ăn, trong đất, trong phân bón và trong nước. Các quá trình này lại có tác động tích cực tới vật nuôi, cây trồng và cả môi trường sống nữa.
Người ta đã làm thí nghiệm và nhận thấy phun EM cho cây trồng đã kích thích sự nảy mầm, tăng cường quá trình sinh trưởng và phát triển. Nó nâng cao năng suất rõ rệt. EM còn làm tăng độ phì cho đất và tăng khả năng giữ nước. Nó thúc đẩy các quá trình phân giải diễn ra trong đất theo hướng có lợi cho cây trồng.
Đưa EM vào thức ăn và nước uống của vật nuôi đã kích thích quá trình đồng hóa và làm tăng sản lượng của thịt, của trứng. Nhiều loài tôm, cá được nuôi bằng các thức ăn đã ủ với EM cho kết quả rất khả quan. Nó không những làm tăng năng suất mà còn giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Đặc biệt, EM có tác dụng rõ rệt với môi trường. Khi phun chúng lên các hố phân, mùi hôi thối ở đây sẽ mất đi nhanh chóng. Chúng tôi đã phun EM lên các ao nuôi bị ô nhiễm. Chỉ 2 ngày sau, mặt nước đã biến đổi hẳn, trong sạch lên nhiều.
Nhận thức được giá trị công trình nghiên cứu này, Chính phủ ta đã mời đích danh Giáo sư Teruo Higa sang thăm Việt Nam. Ông đã tới Việt Nam và làm việc với các nhà khoa học Việt Nam. Tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giáo sư đã trao đổi kỹ về phương pháp của ông cho các chuyên gia đầu ngành về vi sinh vật học của chúng ta. Một công trình nghiên cứu hợp tác đã hình thành.
Các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành theo phương pháp của Higa để tuyển chọn và phân lập ngay các hệ vi sinh vật học trong đất của ta để tìm ra các vi sinh vật hữu hiệu. Chúng được tách ra và nhân nhanh bằng công nghệ sinh học và lưu giữ ở dạng bào tử. Tổ hợp này cũng bao gồm đủ các loài vi sinh vật hữu hiệu. Nó được mang tên EMUNIV. Chữ EMUNIV là viết tắt của hai từ EM + UNIVERCITY, có nghĩa là biểu hiện của sự hợp tác giữa công trình EM của Giáo sư Teruo Higa với Trường Đại học Tổng hợp.
EMUNIV có khả năng phân giải mạnh xenlulo3, tinh bột, protein, lipit, pectin... Nó còn có thể tạo ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật, các kháng sinh và thúc đẩy quá trình chuyển hóa lân khó tiêu thành lân dễ tiêu. Hiện nay, EMUNIV được dùng để phân giải rác thải và các chất phế thải nông nghiệp để làm thành phân bón hữu cơ; phun lên phân bắc, phân chuồng, để giảm mùi hôi thối. Nó còn tham gia diệt mầm bệnh, trứng giun và hạn chế ruồi muỗi. Dùng EMUNIV để xử lý chất độn chuồng đơn giản hơn nhiều và lại rẻ tiền...
Giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Ty (ĐT: 0913.315.511) chủ nhiệm đề tài EMUNIV hứa với tôi: Sẽ sẵn sàng giúp cho bà con các nơi ứng dụng ngay EMUNIV vào sản xuất. Vậy, ai cần, hãy gọi ngay cho Giáo sư Ty.
EM bao gồm một tổ hợp các vi sinh vật hữu hiệu như các vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lên men axitlactic, nấm men, xạ khuẩn... Trong đó, vi khuẩn quang hợp có vị trí quan trọng bậc nhất. EM xúc tác các quá trình phân giải trong thức ăn, trong đất, trong phân bón và trong nước. Các quá trình này lại có tác động tích cực tới vật nuôi, cây trồng và cả môi trường sống nữa.
Sử dụng chế phẩm EMUNIV sẽ giúp hạn chế mầm bệnh, giảm mùi hôi thối.
Người ta đã làm thí nghiệm và nhận thấy phun EM cho cây trồng đã kích thích sự nảy mầm, tăng cường quá trình sinh trưởng và phát triển. Nó nâng cao năng suất rõ rệt. EM còn làm tăng độ phì cho đất và tăng khả năng giữ nước. Nó thúc đẩy các quá trình phân giải diễn ra trong đất theo hướng có lợi cho cây trồng.
Đưa EM vào thức ăn và nước uống của vật nuôi đã kích thích quá trình đồng hóa và làm tăng sản lượng của thịt, của trứng. Nhiều loài tôm, cá được nuôi bằng các thức ăn đã ủ với EM cho kết quả rất khả quan. Nó không những làm tăng năng suất mà còn giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Đặc biệt, EM có tác dụng rõ rệt với môi trường. Khi phun chúng lên các hố phân, mùi hôi thối ở đây sẽ mất đi nhanh chóng. Chúng tôi đã phun EM lên các ao nuôi bị ô nhiễm. Chỉ 2 ngày sau, mặt nước đã biến đổi hẳn, trong sạch lên nhiều.
Nhận thức được giá trị công trình nghiên cứu này, Chính phủ ta đã mời đích danh Giáo sư Teruo Higa sang thăm Việt Nam. Ông đã tới Việt Nam và làm việc với các nhà khoa học Việt Nam. Tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giáo sư đã trao đổi kỹ về phương pháp của ông cho các chuyên gia đầu ngành về vi sinh vật học của chúng ta. Một công trình nghiên cứu hợp tác đã hình thành.
Các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành theo phương pháp của Higa để tuyển chọn và phân lập ngay các hệ vi sinh vật học trong đất của ta để tìm ra các vi sinh vật hữu hiệu. Chúng được tách ra và nhân nhanh bằng công nghệ sinh học và lưu giữ ở dạng bào tử. Tổ hợp này cũng bao gồm đủ các loài vi sinh vật hữu hiệu. Nó được mang tên EMUNIV. Chữ EMUNIV là viết tắt của hai từ EM + UNIVERCITY, có nghĩa là biểu hiện của sự hợp tác giữa công trình EM của Giáo sư Teruo Higa với Trường Đại học Tổng hợp.
EMUNIV có khả năng phân giải mạnh xenlulo3, tinh bột, protein, lipit, pectin... Nó còn có thể tạo ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật, các kháng sinh và thúc đẩy quá trình chuyển hóa lân khó tiêu thành lân dễ tiêu. Hiện nay, EMUNIV được dùng để phân giải rác thải và các chất phế thải nông nghiệp để làm thành phân bón hữu cơ; phun lên phân bắc, phân chuồng, để giảm mùi hôi thối. Nó còn tham gia diệt mầm bệnh, trứng giun và hạn chế ruồi muỗi. Dùng EMUNIV để xử lý chất độn chuồng đơn giản hơn nhiều và lại rẻ tiền...
Giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Ty (ĐT: 0913.315.511) chủ nhiệm đề tài EMUNIV hứa với tôi: Sẽ sẵn sàng giúp cho bà con các nơi ứng dụng ngay EMUNIV vào sản xuất. Vậy, ai cần, hãy gọi ngay cho Giáo sư Ty.
Theo danviet.vn