5 lời khuyên giúp lợn con cai sữa tốt hơn
- Thứ ba - 28/03/2017 03:33
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đảm bảo lợn được khỏe mạnh
Điều này nghe có vẻ tất nhiên, nhưng nó rất quan trọng cho một quá trình cai sữa thành công. Lợn con khỏe mạnh sẽ bắt đầu tập ăn sớm hơn, đây là chìa khóa để tránh được quá trình cai sữa cho chúng. Người nuôi thường có xu hướng tập trung vào giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà lợn con có thể gặp sau cai sữa nhưng lại không quan tâm nhiều đến các vấn đề của lợn con đang bú. Những vấn đề có thể xảy ra trong chuồng đẻ như thiếu sản lượng sữa, lợn con khi sinh ra không đồng đều, các vấn đề do E.Coli gây ra… Đây là những vấn đề mà lợn con sau khi sinh có thể mắc phải và rất khó hồi phục về sau. Do đó, đảm bảo lợn con khỏe mạnh ngay từ lúc mới sinh là việc làm vô cùng quan trọng của cả quá trình nuôi sau này.
Lợn con khỏe mạnh sẽ tập ăn sớm - Ảnh: Phys.org
Chuồng trại thoải mái
Tạo chỗ ở thông thoáng mùa hè, ấm áp mùa đông là việc làm cần thiết. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của lợn con cần được duy trì ở 250C. Khi chúng được chuyển sang chuồng nuôi mới và tách mẹ, các ô chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng cẩn thận. Điều quan trọng cần lưu ý là chuồng nuôi phải khô ráo sau khi đã làm sạch bởi nếu chuồng ẩm sẽ mang đến nhiều phiền phức cho lợn con. Đặc biệt ở những vùng khí hậu lạnh, việc sưởi ấm, làm nóng chuồng nuôi sẽ rất tốn kém chi phí. Hơn nữa, trong điều kiện chuồng nuôi ẩm ướt và lạnh sẽ là nguy cơ lớn đối với vấn đề sức khỏe của lợn con. Chúng sẽ phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để giữ ấm cho cơ thể. Đồng thời, trong điều kiện này, sức đề kháng của lợn con cũng sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh. Chính vì thế, việc giữ ấm chuồng nuôi là rất cần thiết để tránh cho lợn con mắc các bệnh về đường hô hấp; cũng như tạo ra không gian thoải mái để chúng có thể phát triển tốt nhất.
Đảm bảo sự đồng đều trong cùng một lứa
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi lợn con từ các lứa khác nhau trong cùng chuồng nuôi là một nguy cơ rất lớn để gây ra các bệnh như Actinobacillus pleuropneumoniae (App) và Streptococcus suis. Đặc biệt, sau khi cai sữa, hệ miễn dịch của lợn con sẽ bị suy giảm và không có sự bảo vệ từ kháng thể của lợn mẹ. Khi lợn con được chuyển sang các chuồng nuôi mới, người nuôi cần giảm thiểu và không nên có sự trộn lẫn các cỡ lợn khác nhau, bởi điều này có thể tăng cường sự lây lan dịch bệnh qua các chuồng nuôi. Đồng thời, hạn chế phân cỡ cũng giúp lợn con ít xảy ra xô xát, cạnh tranh trong chuồng nuôi.
Tập cho lợn con ăn
Thách thức lớn nhất của người nuôi là làm sao để lợn con ăn sau khi cai sữa. Để làm được điều này, cần phải đào tạo cho lợn trước khi cai sữa. Thức ăn của lợn con cần đủ chất bột, đạm, sinh tố và vi lượng. Thức ăn nên được chia thành các bữa nhỏ. Mục tiêu là để lợn tập quen dần với lượng thức ăn và để xem chúng hợp với loại thức ăn đó hay không. Người nuôi cũng không nên thay đổi thức ăn trong vài ngày đầu tiên sau khi cai sữa. Trong những ngày tập ăn đầu tiên, có thể lợn con sẽ không ăn nhưng số lượng này sẽ chuyển biến dần. Trong điều kiện cho phép, người nuôi nên để hệ thống cho ăn ở nơi mà tất cả con lợn con có thể ăn cùng một lúc.
Vệ sinh nước và thức ăn
Lợn con rất dễ bị nhiễm trùng sau khi cai sữa. Tất cả các biện pháp cần thiết phải được thực hiện để giảm nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Giảm lượng mầm bệnh trong nước và thức ăn là một điểm khởi đầu quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có các nguy có khác gây nhiễm bệnh cho lợn con như tiếp xúc với phân ô nhiễm hoặc nhưng con lợn khác… Vì vậy, để giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho lợn con hữu hiệu nhất, các nhà nghiên cứu khuyến cáo, nên bổ sung thêm axít hữu cơ vào trong thức ăn và nước uống của lợn con. Các axit hữu cơ sẽ không chỉ tiêu diệt mầm bệnh trong thức ăn và nước, mà còn trong dạ dày của lợn con. Đó là một cách hiệu quả rất phổ biến và tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu suất của lợn con sau cai sữa.