70% cá rô phi bố mẹ đang thoái hóa

Tại hội thảo bàn giải pháp thực hiện mục tiêu 300.000 tấn cá rô phi năm 2020 mới đây, ông Nguyễn Bá Sơn - Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết nhu cầu tiêu thụ cá rô phi rất lớn, cả xuất khẩu và nội địa.

Cá rô phi Việt Nam hưởng nhiều lợi thế từ nền tảng ngành công nghiệp cá tra nhưng chất lượng không ổn định và chưa có khả năng sản xuất giống tốt.

Tại hội thảo bàn giải pháp thực hiện mục tiêu 300.000 tấn cá rô phi năm 2020 mới đây, ông Nguyễn Bá Sơn - Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết nhu cầu tiêu thụ cá rô phi rất lớn, cả xuất khẩu và nội địa.

 70% ca ro phi bo me dang thoai hoa hinh anh 1

Thu hoạch cá rô phi. ảnh: Thanh Xuân

“Chất lượng giống cá rô phi của Việt Nam không cao. Ở miền Nam, 70% đàn cá bố mẹ có dấu hiệu thoái hóa, tốc độ sinh trưởng chậm, đặc biệt là giống chịu mặn. Ở miền Bắc lại thường thiếu giống vào mùa đông. Chưa kể tình trạng thiếu quy hoạch, dịch bệnh còn xuất hiện nhiều nhất là với cá rô phi nuôi lồng bè”.

Tuy nhiên, ông Sơn vẫn lạc quan về định hướng sản xuất đến năm 2020 đạt 300.000 tấn, trong đó gần 100.000 tấn cho xuất khẩu. Theo đó, hiện Bộ NNPTNT đang thực hiện nhiều dự án và chính sách để phát triển cá rô phi. Hiện có 3 trung tâm giống quốc gia, 3 dự án vùng sản xuất giống tại Thanh Hóa, Tiền Giang, Đồng Tháp, và sẽ phát triển thêm 9 dự án cho giai đoạn 2020 – 2030.

Bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm Vasep.Pro cho biết xuất khẩu cả rô phi 6 tháng đầu năm đạt gần 14 triệu USD, cao gấp 8 lần so cùng kỳ 2015. Trong đó, xuất nhiều nhất sang Mỹ, Colombia, Hà Lan.

Từ đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 2 triệu USD, với giá 2,436 USD/kg, cao hơn Trung Quốc (2 USD/kg), Đài Loan (2,3 USD/kg). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Colombia đạt 1,6 triệu USD. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường này vẫn đang tăng mạnh và xu hướng chuyển từ cá phile tươi/ướp lạnh sang cá đông lạnh nguyên con.

Theo danviet.vn