Áp dụng sản xuất giống đậu tương DT- 84: Chi phí thấp, hiệu quả cao
- Thứ bảy - 07/09/2013 21:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kiểm tra mô hình trồng đậu tương giống ở xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ. Ảnh: Ngọc Anh |
Chất lượng tốt, năng suất cao
Chị Trần Thị Loan, thôn 1, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ cũng chia sẻ: Trồng đậu tương vừa cho hiệu quả kinh tế cao, lại không tốn nhiều công chăm sóc. Vụ này, được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội hỗ trợ 8 kg giống đậu tương DT - 84, gia đình chị trồng 4 sào, dự kiến cho thu hoạch hơn 3 tạ. Với giá bán 18.000 - 20.000 đồng/kg đậu tương giống, gia đình chị thu nhập được khoảng 5 - 6 triệu đồng/vụ, trừ các khoản chi phí, chị thu lãi khoảng 4 triệu đồng/vụ.
Ông Đặng Việt Hùng - Chủ tịch UBND xã Vân Nam cho biết, vụ hè thu năm 2013, xã Vân Nam triển khai trồng 130ha đậu tương giống trên vùng đất bãi, dự kiến sẽ thu được 286 tấn giống cung ứng cho thị trường. Mặc dù thời tiết không ủng hộ, mưa nhiều vào đầu vụ nhưng do chất lượng giống đảm bảo, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên hầu hết diện tích đậu tương không bị ảnh hưởng.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực, thực phẩm, DT - 84 là giống đậu tương có khả năng kháng chịu sâu bệnh tốt hơn các giống đậu tương khác, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn. Hiện, DT - 84 là giống đậu tương tốt nhất đạt cả về chất lượng cũng như năng suất. Bộ giống này có thể triển khai đại trà, tiến tới phủ kín diện tích trồng đậu tương của các huyện ngoại thành Hà Nội, nhất là đáp ứng nhu cầu đậu tương của thị trường trong nước.
Hình thành vùng sản xuất tập trung
Ông Nguyễn Bá Sướng - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết: Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm đã triển khai sản xuất giống đậu tương hè thu với diện tích 600ha tại 9 xã của 3 huyện ngoại thành. Để chương trình đạt hiệu quả, Trung tâm đã cấp 100% giống đậu tương DT - 84 nguyên chủng (36 tấn) và tạm ứng 80% giá trị kinh phí hỗ trợ vật tư... cho các HTX tham gia mô hình.
Trong quá trình triển khai, Trung tâm đã phối hợp với Phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT), các huyện, các xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, phát hiện kịp thời sâu bệnh và các vướng mắc để có biện pháp khắc phục. Đến nay, 100% diện tích đậu tương đang ở giai đoạn chắc xanh, chuẩn bị cho thu hoạch. Năng suất trung bình ước đạt trên 2,1 tấn/ha. Tổng sản lượng dự kiến đạt 1.300 - 1.340 tấn, trong đó chọn tuyển sản lượng đậu tương giống dự kiến đạt 1.050 - 1.100 tấn, đủ cung cấp cho 11.500 - 12.000ha sản xuất đậu tương vụ đông năm 2013 ở các huyện ngoại thành Hà Nội.
Ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội nhận định, Hà Nội là địa phương có diện tích sản xuất cây đậu tương lớn nhất miền Bắc với diện tích trung bình đạt 25.000 - 30.000ha/năm. Tuy nhiên, với sản lượng bình quân 350.000 tấn/năm, nông dân Hà Nội mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu đậu tương cho thị trường Hà Nội (nhu cầu cần 3,5 - 4 triệu tấn). Vì vậy, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc hình thành vùng sản xuất đậu tương tập trung theo hướng hàng hóa, trong thời gian tới, các địa phương cần sớm hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giúp nông dân tiết kiệm chi phí lao động, tăng thu nhập.
Chị Trần Thị Loan, thôn 1, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ cũng chia sẻ: Trồng đậu tương vừa cho hiệu quả kinh tế cao, lại không tốn nhiều công chăm sóc. Vụ này, được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội hỗ trợ 8 kg giống đậu tương DT - 84, gia đình chị trồng 4 sào, dự kiến cho thu hoạch hơn 3 tạ. Với giá bán 18.000 - 20.000 đồng/kg đậu tương giống, gia đình chị thu nhập được khoảng 5 - 6 triệu đồng/vụ, trừ các khoản chi phí, chị thu lãi khoảng 4 triệu đồng/vụ.
Ông Đặng Việt Hùng - Chủ tịch UBND xã Vân Nam cho biết, vụ hè thu năm 2013, xã Vân Nam triển khai trồng 130ha đậu tương giống trên vùng đất bãi, dự kiến sẽ thu được 286 tấn giống cung ứng cho thị trường. Mặc dù thời tiết không ủng hộ, mưa nhiều vào đầu vụ nhưng do chất lượng giống đảm bảo, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên hầu hết diện tích đậu tương không bị ảnh hưởng.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực, thực phẩm, DT - 84 là giống đậu tương có khả năng kháng chịu sâu bệnh tốt hơn các giống đậu tương khác, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn. Hiện, DT - 84 là giống đậu tương tốt nhất đạt cả về chất lượng cũng như năng suất. Bộ giống này có thể triển khai đại trà, tiến tới phủ kín diện tích trồng đậu tương của các huyện ngoại thành Hà Nội, nhất là đáp ứng nhu cầu đậu tương của thị trường trong nước.
Hình thành vùng sản xuất tập trung
Ông Nguyễn Bá Sướng - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết: Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm đã triển khai sản xuất giống đậu tương hè thu với diện tích 600ha tại 9 xã của 3 huyện ngoại thành. Để chương trình đạt hiệu quả, Trung tâm đã cấp 100% giống đậu tương DT - 84 nguyên chủng (36 tấn) và tạm ứng 80% giá trị kinh phí hỗ trợ vật tư... cho các HTX tham gia mô hình.
Trong quá trình triển khai, Trung tâm đã phối hợp với Phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT), các huyện, các xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, phát hiện kịp thời sâu bệnh và các vướng mắc để có biện pháp khắc phục. Đến nay, 100% diện tích đậu tương đang ở giai đoạn chắc xanh, chuẩn bị cho thu hoạch. Năng suất trung bình ước đạt trên 2,1 tấn/ha. Tổng sản lượng dự kiến đạt 1.300 - 1.340 tấn, trong đó chọn tuyển sản lượng đậu tương giống dự kiến đạt 1.050 - 1.100 tấn, đủ cung cấp cho 11.500 - 12.000ha sản xuất đậu tương vụ đông năm 2013 ở các huyện ngoại thành Hà Nội.
Ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội nhận định, Hà Nội là địa phương có diện tích sản xuất cây đậu tương lớn nhất miền Bắc với diện tích trung bình đạt 25.000 - 30.000ha/năm. Tuy nhiên, với sản lượng bình quân 350.000 tấn/năm, nông dân Hà Nội mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu đậu tương cho thị trường Hà Nội (nhu cầu cần 3,5 - 4 triệu tấn). Vì vậy, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc hình thành vùng sản xuất đậu tương tập trung theo hướng hàng hóa, trong thời gian tới, các địa phương cần sớm hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giúp nông dân tiết kiệm chi phí lao động, tăng thu nhập.
Ánh Ngọc