Bệnh vàng lùn

Bệnh vàng lùn
Nhiều diện tích lúa mùa sớm ở miền Bắc đang trong giai đoạn từ đẻ nhánh rộ đến bắt đầu đứng cái. Tuy nhiên, một số diện tích đã bị bệnh vàng lùn.

 

Triệu chứng trong cùng một khóm mà rảnh nào cũng thấp cây, xít cổ và tư thế de ngang. Các phiến lá từ bẹ ngoài cùng đến sát nõn đều ngắn và hẹp; đỉnh chóp lá và hai bên rìa vào giữa đều biến sang màu vàng cam đến vàng đen như có dịch bồ hóng bám vào.

Nhổ lên quan sát, thấy không xuất hiện rễ mới; bóc từng rảnh ra khỏi khóm là rất khó khăn. Khóm lúa biểu hiện sống dở, chết dở và từ trên bờ cũng dễ dàng phân biệt được với các khóm không bị bệnh này.

Đặc điểm phát sinh theo từng khóm trong cùng một ruộng, ở tỷ lệ 1 - 2% số khóm bị. Tập trung trên các giống nếp Mộc tuyền, nếp 87, Tám xoan đột biến HD, và KM18, cấy bằng mạ dược.

Virus vàng lùn là đối tượng trực tiếp gây lên. Rầy nâu cư trú là môi giới, và có thể truyền virus cho các rảnh trong cùng một khóm ngay từ sau khi cấy. Thực tế quan sát mấy năm gần đây, những khóm lúa có biểu hiện triệu chứng như vậy sẽ không bước vào phân hóa đòng được, nhưng không chết hẳn.

Biện pháp khắc phục:

- Nhận diện được khóm lúa bị bệnh vàng lùn để tiếp tục điều tra theo dõi.

- Nhổ cây bị bệnh, gập đôi gập ba lại và vùi sâu tại ruộng. Duy trì mực nước trong ruộng từ 3 - 5cm để tăng cường thiên địch, những ruộng chủ động về tưới tiêu mà cây lúa bắt đầu bước vào đứng cái làm đòng nên được tháo rút cạn nước từ 2 - 3 ngày để cây lúa cứng cây và chống đổ ngã sau này.

- Tiếp tục thực hiện phun trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng nhằm bảo tồn thiên địch và nâng cao hiệu qủa trồng lúa.

KS Nguyễn Hữu Vân
Theo nongnghiep.vn