Chia sẻ của ông chủ trang trại gà nói không với dịch bệnh

Gần chục năm chăn nuôi, với quy mô trại gà 5000 con, trang trại gà của anh Nguyễn Đức Lập (xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội) chưa một lần nào bị dịch bệnh xâm nhập. Chia sẻ với PV Dân Việt về bí quyết thành công của mình, ông chủ trại gà đã chỉ ra dấu hiệu một số bệnh thường gặp và phương pháp phòng bệnh thành công được áp dụng trong trại gà nhà mình.

Theo anh Lập, một số bệnh thường gặp ở gà gồm có: bệnh cúm gia cầm, bệnh bạch lỵ, thương hàn, phó thương hàn,…

Theo ông chủ gà này, khi thấy gà xuất hiện những triệu chứng như: mào và tích sưng to, phù nề; mặt sưng, xung quanh mí mắt bị phù; gia cầm sốt cao, khó thở lông xù, giảm vận động, giảm đẻ trứng; ỉa chảy, phân màu xanh, trắng; có thể nhìn thấy da chân xuất huyết; hoặc thấy gia cầm có hiện tượng rối loạn thần kinh thì cần phòng chống và chữa bệnh bằng phương pháp giám sát dịch bệnh phát hiện sớm bệnh sớm, đảm bảo an toàn sinh học. Hiện ở nước ta đang tiến hành tiêm vacxin cúm gia cầm gồm 2 loại vacxin chết H5N2 và H5N1 do Trung Quốc và Intervet sản xuất.

Gần chục năm chăn nuôi, trang trại gà của anh Lập chưa một lần bị dịch bệnh.

Đặc biệt cần chú ý dựa vào triệu chứng cần chú ý bảo hộ thật tốt khi tiếp xúc với gia cầm bệnh), cần phân biệt với một số bệnh khác cũng có một số biểu hiện tương tự như Niucatxơn hay viêm phế quản truyền nhiễm.

Anh cũng lưu ý với bà con nông dân rằng: mọi lứa tuổi gà đều có thể nhiễm bệnh này, bệnh lây lan nhanh giữa các cá thể trong một ô, khi phát hiện ra bệnh cần kịp thời xử lý để tránh thiệt hại nặng nề.

Bên cạnh việc chia sẻ về bệnh cúm gà, ông chủ trang trại gà với 6 lò ấp trứng này còn chia sẻ với bà con nông dân về bệnh thương hàn, phó thương hàn và bệnh bạch lỵ ở gà.

Theo anh, gà bị mắc các bệnh nói trên khi xuất hiện những triệu chứng, về lò ấp và gà con khi thấy trứng bị nhiễm bệnh tỷ lệ nở thấp, phôi bị sát hoặc gà con nở ra yếu mắc bệnh ngay, gà chết dần hoặc ủ rũ, mệt mỏi. Phân gà có màu trắng, thấy gà có dấu hiệu khó thở, gà chết tới 20%. Một số con bị què chân và thần kinh, sau một thời gian phân chuyển màu vàng. Gà con, dính phân khô ở xung quanh hậu môn đồng thời sãi cánh và còi cọc , chậm lớn.

Còn đối với gà lớn thì phân gà có màu vàng, trắng với tỷ lệ đẻ giảm, gà đẻ trứng non, méo mó.

Để phòng bệnh thương hàn, phó thương hàn và bạch lỵ ở gà cần vệ sinh thú y bằng cách nên nuôi gà mới riêng, thay đổi chất độn chuồng thường xuyên, thức ăn, nước uống cần đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ đồng thời nên tẩy chuồng bằng forlmol 2%. Chloramine T (Halamid) 10% và sử dụng kháng sinh định kỳ.

Anh chia sẻ “ Trang trại nhà mình chưa bao giờ bị dịch bệnh bởi mình luôn biết phòng tránh đúng cách và tìm hiểu mọi phương pháp phòng tránh các dịch bệnh thường gặp ở gà.”

Điều trị bệnh thương hàn, phó thương hàn, bạch lỵ ở gà cần dùng các loại thuốc sau:

-  Điều trị: có thể dùng các loại thuốc sau:

-  Octamix: 1g/20kg thể trọng, cho uống 3-5 ngày.

-  Floxindin: 1ml/15kg thể trọng, cho uống 3-5 ngày.

-  Tetrafura: 5g/1kg thức ăn dùng 3-5 ngày.

-  Chlotaretravit: 8g/2-3kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.

-  Esb­3 ( 30%): 1g/1 lít nước. Dùng 3-5 ngày.

-   Genta-costrim: 1g/10kg TT pha trộn với nước hoặc trộn với 3kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.

-   Ampi- septol ( lọ 10%): Tiêm 1ml/5kg TT. Dùng 3-5 ngày.

Theo Danviet.vn