Cơ giới hóa nông nghiệp: Những con số đáng lo
- Thứ ba - 16/06/2015 04:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngoại trừ khâu làm đất trên cây lúa có tỷ lệ cơ giới hóa nổi bật, nhiều khâu trong SX ở nhiều sản phẩm nông sản gần như còn vắng bóng máy móc.
Tại hội nghị có chủ đề "Đẩy mạnh cơ giới hóa, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp" do Bộ NN-PTNT vừa tổ chức, Cục Chế biến nông lâm thủy sản & nghề muối đã đưa ra nhiều con số về bức tranh ảm đạm về thực trạng cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Thực trạng buồn
Cụ thể đến nay, số lượng máy động lực, máy nông nghiệp đã có mức tăng nhanh, máy kéo tăng 1,6 lần, máy gặt lúa tăng 25,6 lần; số máy sấy giảm 8% nhưng năng lực sấy tăng 20%...
Mặc dù vậy, trang bị động lực cho SX nông nghiệp bình quân cả nước mới chỉ đạt 1,6 mã lực (HP)/ha (đối với lúa nước là 2,2 HP/ha). Con số này mặc dù tăng hơn 2 lần so với năm 2008, tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực thì đang ở mức rất thấp (Thái Lan bình quân 4 HP/ha; Trung Quốc 8 HP/ha; Hàn Quốc 10 HP/ha…).
Trong lĩnh vực trồng trọt, thể hiện rõ nét nhất là khâu làm đất đã đạt 92% cơ giới hóa đối với cây lúa, tuy nhiên mức độ cơ giới hóa trên cây lúa cũng rất không đồng đều.
Trong khi vùng ĐBSCL đạt 98% cơ giới làm đất, 76% cơ giới trong thu hoạch lúa, chiếm trên 75% số lượng máy gặt đập liên hợp của cả nước thì bình quân tại các tỉnh phía Bắc chỉ đạt 20% khâu thu hoạch, trung du miền núi phía Bắc chỉ đạt 45% đối với khâu làm đất (tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên cả nước đến nay cũng mới chỉ đạt trên 40%).
Trong khi cây mía tại nhiều vùng SX tập trung, địa hình bằng phẳng như Thanh Hóa, Gia Lai, Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Yên… ngô, sắn, rau màu chuyên canh tại các vùng trọng điểm có tỷ lệ cơ giới hóa cao, từ 70 - 90%, thì tại nhiều vùng khác tỉ lệ cơ giới hóa lại gần như trống hoàn toàn. Đến năm 2014, việc thu hoạch mía vẫn chủ yếu là thủ công, còn trên cây chè mới đạt 20%.
Các lĩnh vực khác trong nông nghiệp như lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối… tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong các khâu SX còn rất hạn chế, điển hình như SX muối quy mô công nghiệp mới đạt 25%, còn lại vẫn là phơi cát, phơi nước phân tán… Lâm nghiệp mới chỉ tập trung chủ yếu cho chặt hạ, SX cây giống…
Tương tự, khâu bảo quản lúa cũng mới đạt 50% về năng lực sấy, các loại cây trồng chủ lực khác như hồ tiêu, điều, cà phê, cao su… vẫn chủ yếu là thu hoạch thủ công, tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu bảo quản sau thu hoạch, chăm sóc, tưới tiêu… cũng rất thấp.
Trong chăn nuôi, hệ thống chăn nuôi gia cầm công nghiệp trang trại tự động hóa mới đạt trên 30%, chưa có dấu ấn rõ nét trong việc áp dụng cơ giới hóa quy mô lớn, trừ một số một số DN lớn được đầu tư bài bản thời gian gần đây như Hoàng Anh Gia Lai, TH true Milk...
Phụ thuộc nước ngoài
Về SX máy, ngành công nghiệp cơ khí trong nước mới SX được động cơ diesel sông suất đến 30 HP, năng lực 40 nghìn chiếc/năm, chỉ chiếm khoảng 30% thị phần trong nước (chủ yếu do TCty Máy động lực và máy nông nghiệp- VEAM của Bộ Công thương SX).
Về máy gặt đập liên hợp, trong số 15 DN cả nước có SX sản phẩm này thì chỉ có 3 DN có công suất đáp ứng đáng kể, khoảng 1.000 chiếc/năm, tuy nhiên chất lượng và khả năng cạnh tranh hết sức yếu so với các loại máy gặt đập nước ngoài.
Mặc dù thời gian qua, tốc độ gia tăng máy gặt đập liên hợp cả nước rất lớn, nhưng đa số vẫn là các loại máy “second hand” NK trừ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Về máy cấy, theo Cục Chế biến NLTS&NM thì hiện cả nước mới chỉ có khoảng 2.400 chiếc, đa số là máy NK hoặc do Cty nước ngoài SX, tuy nhiên để đáp ứng cơ bản cơ giới hóa trong khâu cấy, cả nước sẽ cần tới 102 nghìn chiếc máy.
Trong khi đó, việc SX máy cấy nói riêng và ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp nói chung trong nước đang vô cùng èo uột. Hiện cả nước mới chỉ có một DN đầu tư nước ngoài duy nhất về lĩnh vực này, đó là Cty Kubota VN. Trong khi đó, nhiều đơn vị có khả năng SX trong lĩnh vực này lại không mấy mặn mà.
“Hàng loạt đơn vị trước đây SX được máy nông nghiệp đều đã chuyển sang SX phụ tùng xe máy cho Honda, bởi SX phụ tùng dễ mà có lãi hơn”, GS Nguyễn Văn Lang, nguyên Viện trưởng Viện Cơ điện & công nghệ sau thu hoạch lo ngại.
Trống rỗng nhân lực
Một thực trạng khác đáng lo hơn, đó là lực lượng lao động chất lượng cao trong lĩnh vực chế tạo máy nông nghiệp hiện còn trống rỗng.
Ông Đào Quang Khải, GĐ Cty TNHH MTV Máy kéo & máy nông nghiệp (TAMAC) ái ngại, Cty luôn trong tình trạng mỏi mắt tìm kỹ sư do không có nơi nào cung cấp nguồn lao động, bởi các trường ĐH trên cả nước hiện nay gần như vắng bóng sinh viên học nghề cơ khí chế tạo máy nông nghiệp.
Trước đây, cả nước có 5 trường ĐH đào tạo chuyên ngành cơ khí nông nghiệp, nhưng hiện nay chỉ còn Khoa Cơ khí của Học viện Nông nghiệp VN và ĐH Nông lâm TP.HCM là có chuyên ngành này. Tuy nhiên số lượng sinh viên đăng ký học ngành này rất hiếm hoi, tuyển sinh liên tục không đạt chỉ tiêu.
Cá biệt năm 2011, cả nước không có thí sinh nào đăng ký học ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp. Tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp VN), số lượng đề tài nghiên cứu về lĩnh vực máy nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 15% tổng số đề tài nghiên cứu.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, việc nghiên cứu, đưa cơ giới hóa vào SX thời gian qua chỉ mới tập trung vào một số khâu nhất định trong SX mà chưa gắn theo chuỗi và các nhóm sản phẩm chủ lực.
Vì vậy thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục cho rà soát lại mức độ cơ giới hóa trên từng loại đối tượng cây trồng, có đề án cơ giới hóa cho từng sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc biệt là sản phẩm XK có tính cạnh tranh cao.
Bộ NN-PTNT cũng sẽ nghiên cứu bổ sung thêm vào danh mục các thiết bị, máy nông nghiệp được hỗ trợ vay vốn ưu đãi theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Thực trạng buồn
Cụ thể đến nay, số lượng máy động lực, máy nông nghiệp đã có mức tăng nhanh, máy kéo tăng 1,6 lần, máy gặt lúa tăng 25,6 lần; số máy sấy giảm 8% nhưng năng lực sấy tăng 20%...
Mặc dù vậy, trang bị động lực cho SX nông nghiệp bình quân cả nước mới chỉ đạt 1,6 mã lực (HP)/ha (đối với lúa nước là 2,2 HP/ha). Con số này mặc dù tăng hơn 2 lần so với năm 2008, tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực thì đang ở mức rất thấp (Thái Lan bình quân 4 HP/ha; Trung Quốc 8 HP/ha; Hàn Quốc 10 HP/ha…).
Trong lĩnh vực trồng trọt, thể hiện rõ nét nhất là khâu làm đất đã đạt 92% cơ giới hóa đối với cây lúa, tuy nhiên mức độ cơ giới hóa trên cây lúa cũng rất không đồng đều.
Trong khi vùng ĐBSCL đạt 98% cơ giới làm đất, 76% cơ giới trong thu hoạch lúa, chiếm trên 75% số lượng máy gặt đập liên hợp của cả nước thì bình quân tại các tỉnh phía Bắc chỉ đạt 20% khâu thu hoạch, trung du miền núi phía Bắc chỉ đạt 45% đối với khâu làm đất (tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên cả nước đến nay cũng mới chỉ đạt trên 40%).
Trong khi cây mía tại nhiều vùng SX tập trung, địa hình bằng phẳng như Thanh Hóa, Gia Lai, Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Yên… ngô, sắn, rau màu chuyên canh tại các vùng trọng điểm có tỷ lệ cơ giới hóa cao, từ 70 - 90%, thì tại nhiều vùng khác tỉ lệ cơ giới hóa lại gần như trống hoàn toàn. Đến năm 2014, việc thu hoạch mía vẫn chủ yếu là thủ công, còn trên cây chè mới đạt 20%.
Các lĩnh vực khác trong nông nghiệp như lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối… tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong các khâu SX còn rất hạn chế, điển hình như SX muối quy mô công nghiệp mới đạt 25%, còn lại vẫn là phơi cát, phơi nước phân tán… Lâm nghiệp mới chỉ tập trung chủ yếu cho chặt hạ, SX cây giống…
Tương tự, khâu bảo quản lúa cũng mới đạt 50% về năng lực sấy, các loại cây trồng chủ lực khác như hồ tiêu, điều, cà phê, cao su… vẫn chủ yếu là thu hoạch thủ công, tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu bảo quản sau thu hoạch, chăm sóc, tưới tiêu… cũng rất thấp.
Trong chăn nuôi, hệ thống chăn nuôi gia cầm công nghiệp trang trại tự động hóa mới đạt trên 30%, chưa có dấu ấn rõ nét trong việc áp dụng cơ giới hóa quy mô lớn, trừ một số một số DN lớn được đầu tư bài bản thời gian gần đây như Hoàng Anh Gia Lai, TH true Milk...
Phụ thuộc nước ngoài
Về SX máy, ngành công nghiệp cơ khí trong nước mới SX được động cơ diesel sông suất đến 30 HP, năng lực 40 nghìn chiếc/năm, chỉ chiếm khoảng 30% thị phần trong nước (chủ yếu do TCty Máy động lực và máy nông nghiệp- VEAM của Bộ Công thương SX).
Về máy gặt đập liên hợp, trong số 15 DN cả nước có SX sản phẩm này thì chỉ có 3 DN có công suất đáp ứng đáng kể, khoảng 1.000 chiếc/năm, tuy nhiên chất lượng và khả năng cạnh tranh hết sức yếu so với các loại máy gặt đập nước ngoài.
Mặc dù thời gian qua, tốc độ gia tăng máy gặt đập liên hợp cả nước rất lớn, nhưng đa số vẫn là các loại máy “second hand” NK trừ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Về máy cấy, theo Cục Chế biến NLTS&NM thì hiện cả nước mới chỉ có khoảng 2.400 chiếc, đa số là máy NK hoặc do Cty nước ngoài SX, tuy nhiên để đáp ứng cơ bản cơ giới hóa trong khâu cấy, cả nước sẽ cần tới 102 nghìn chiếc máy.
Trong khi đó, việc SX máy cấy nói riêng và ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp nói chung trong nước đang vô cùng èo uột. Hiện cả nước mới chỉ có một DN đầu tư nước ngoài duy nhất về lĩnh vực này, đó là Cty Kubota VN. Trong khi đó, nhiều đơn vị có khả năng SX trong lĩnh vực này lại không mấy mặn mà.
“Hàng loạt đơn vị trước đây SX được máy nông nghiệp đều đã chuyển sang SX phụ tùng xe máy cho Honda, bởi SX phụ tùng dễ mà có lãi hơn”, GS Nguyễn Văn Lang, nguyên Viện trưởng Viện Cơ điện & công nghệ sau thu hoạch lo ngại.
Trống rỗng nhân lực
Một thực trạng khác đáng lo hơn, đó là lực lượng lao động chất lượng cao trong lĩnh vực chế tạo máy nông nghiệp hiện còn trống rỗng.
Ông Đào Quang Khải, GĐ Cty TNHH MTV Máy kéo & máy nông nghiệp (TAMAC) ái ngại, Cty luôn trong tình trạng mỏi mắt tìm kỹ sư do không có nơi nào cung cấp nguồn lao động, bởi các trường ĐH trên cả nước hiện nay gần như vắng bóng sinh viên học nghề cơ khí chế tạo máy nông nghiệp.
Trước đây, cả nước có 5 trường ĐH đào tạo chuyên ngành cơ khí nông nghiệp, nhưng hiện nay chỉ còn Khoa Cơ khí của Học viện Nông nghiệp VN và ĐH Nông lâm TP.HCM là có chuyên ngành này. Tuy nhiên số lượng sinh viên đăng ký học ngành này rất hiếm hoi, tuyển sinh liên tục không đạt chỉ tiêu.
Cá biệt năm 2011, cả nước không có thí sinh nào đăng ký học ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp. Tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp VN), số lượng đề tài nghiên cứu về lĩnh vực máy nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 15% tổng số đề tài nghiên cứu.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, việc nghiên cứu, đưa cơ giới hóa vào SX thời gian qua chỉ mới tập trung vào một số khâu nhất định trong SX mà chưa gắn theo chuỗi và các nhóm sản phẩm chủ lực.
Vì vậy thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục cho rà soát lại mức độ cơ giới hóa trên từng loại đối tượng cây trồng, có đề án cơ giới hóa cho từng sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc biệt là sản phẩm XK có tính cạnh tranh cao.
Bộ NN-PTNT cũng sẽ nghiên cứu bổ sung thêm vào danh mục các thiết bị, máy nông nghiệp được hỗ trợ vay vốn ưu đãi theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo: nongnghiep.vn