Đi tìm “cái tên” cho sản phẩm nông thôn Hà Tĩnh – góc nhìn từ OCOP Quảng Ninh

Là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm, Quảng Ninh đang từng bước khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm

Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, đơn vị hành chính loại I; Nằm phía Đông bắc của Tổ quốc với vị trí kinh tế, chính trị chiến lược. Dân số 1,2 triệu người, diện tích đất liền 6.100 km2, diện tích biển tương đương, với 22 dân tộc.
 
Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Quảng Ninh thấp, song vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, an ninh của tỉnh. Với vị trí địa lý vừa có núi, biển, đồng bằng, với nhiều hình thái khí hậu khác nhau, nơi đây đã được tạo hóa “ban tặng” nhiều kỳ quan tạo sức hút mạnh mẽ về du lịch.  Là vùng đất giao thoa văn hóa với 22 dân tộc anh em sinh sống đã tạo nên làng quê Quảng Ninh có nhiều sản phẩm đặc sản như: Trà hoa vàng, ba kích Ba chẽ, nếp cái hoa vàng Đông Triều, lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, sá sùng Vân Đồn, mực Cô Tô… đây chính là những lợi thế để hình thành các sản phẩm đặc trưng OCOP của Quảng Ninh.




các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được trưng bày tại Hội chợ

Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, hàng năm cung cấp lương thực, thực phẩm cho trên 8 triệu khách du lịch (trong đó có 3,5 triệu khách Quốc tế), trên 200 ngàn lao động trong các ngành công nghiệp.
 
Tuy nhiên kinh tế khu vực nông thôn phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, sản xuất quy mô hộ gia đình nhỏ lẽ, manh mún, chưa có thương hiệu, bao bì nhãn mác, từ bối cảnh đó năm 2013 Quảng Ninh quyết định triển khai chương trình mỗi xã phường, một sản phẩm.

Hiệu quả từ thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP
 
Xác định lợi thế của địa phương, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, lựa chọn sản phẩm lợi thế, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng phát triển theo chuỗi giá trị của thị trường, khuyến khích phát triển các loại hình thức tổ chức sản xuất. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ phong trào mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản và Chương trình Mỗi cộng đồng một sản phẩm (OTOP) của Thái lan. Trên cơ sở thừa kế và vận dụng sáng tạo để phù hợp với Quảng Ninh đã tạo ra một OCOP Quảng Ninh – Tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện. Trên cơ sở kha học và thực tiễn, UBND tỉnh Quảng Ninh đã triển khai chương trình OCOP, trong giai đoạn 2013 – 2016 vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đã thu được nhiều thành quả quan trọng, hiện có 210 sản phẩm tham gia OCOP (trong đó đã có 121 được xếp hạng: có 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3 -5 sao, doanh số bán hàng trong 3 năm đạt gần 700 tỷ, gấp 3 lần so với chỉ tiêu đề ra trong đề án (200 tỷ)). Hiện nay, tỉnh đã ban hành Đề án cho giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từ những kết quả được Chương trình OCOP Quảng Ninh được Trung ương đánh giá cao và cần phải nhận rộng trên phạm vi toàn quốc.

Hà Tĩnh xác định triển khai Chương trình OCOP là một hướng đi đúng, trong phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
 
 
Xét thấy Hà Tĩnh là một tỉnh vừa có đồng bằng, có rừng có núi, vừa có biển các vật phẩm đặc trung cho từng vùng miền ở đây tương đối nhiều như: nhung hươu Hương Sơn, mật ong Vũ Quang, cam Vũ Quang, cam bù Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch, nước mắm Kỳ Ninh, bánh gai Đức Thọ, rau câu Kỳ Hải, sứa Kỳ Khang, mực nhảy Vũng Áng, cu đơ Hà Tĩnh… Ngoài ra Hà Tĩnh còn nổi tiếng với nhiều điển du lịch Tân Linh như Chùa hương, Ngã ba Đồng lộc, Đền bà Bích châu… hàng năm đón hàng triệu lượt khách viếng thăm.


Đoàn làm việc với Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở xác định được các lợi thế, khó khăn thách thức của địa phương, trên nền tảng kiến thức đã có của Quảng Ninh, được sự nhất trí của UBND tỉnh, ngày 2/6/2017, dưới sự chủ trì của văn phòng điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh – do đồng chí Ngô Đình Long - Phó chánh văn phòng nông thôn mới làm trưởng đoàn, Đoàn xây dựng đề án OCOP Hà Tĩnh đã tham quan học hỏi kinh nghiệm từ mô hình sản xuất, chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, chuỗi cửa hàng, đến việc điều hành quản lý nhà nước... Sau 5 ngày tham quan, nghiên cứu một số mô hình đoàn đã rút ra được một số bài học để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.
 
Trên cơ sở vừa học vừa làm, từ những bài học kinh nghiệm Quảng Ninh đã đúc rút sau 3 năm thực hiện, trong thời gian tới với quyết tâm cao để “tìm cái tên” và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của Hà Tĩnh, để các sản phẩm không chỉ được người tiêu dùng trong nước biết mà vươn xa hướng đến toàn cầu.
Nguyên Nhung - TTCS (Liên minh hợp tác xã Hà Tĩnh)