Dịch hại chính trên lúa hè thu và phòng trị

Dịch hại chính trên lúa hè thu và phòng trị
Một số dịch hại chính có thể kể ra như: cỏ dại, ngộ độc phèn, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá...

Cỏ dại
 
10-45-57_venus-300ec-480ml

Vụ HT thường nước kém vào đầu vụ, ruộng bị phèn, mặn, một số địa phương bà con có tập quán sạ chay, sạ khô, cỏ đuôi phụng phổ biến… nên để trừ cỏ, cần chú ý:
- Chọn giống sạch cỏ.
- Sạ, cấy mật độ thích hợp (100 - 120 kg/ha ở ĐBSCL).
- Khi chuẩn bị ruộng cần cày, bừa kỹ, trang bằng mặt ruộng.
- Nếu ruộng có nhiều cỏ nhất là những loại cỏ đa niên như cỏ lông tây, cỏ mật, cỏ bắc, cỏ ống, cỏ chỉ… nên phun thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate như Lyphoxim, Shoot… trước khi làm đất 1 - 2 tuần, sau đó tiến hành làm đất, gieo sạ rồi phun thuốc trừ cỏ lúa.
- Nếu ruộng khô và sạ chay thì nên rải rơm đều trên ruộng rồi đốt.
- Tuỳ loại cỏ trên ruộng, đặc điểm canh tác, nước, điều kiện lao động… nên chọn thuốc có phổ diệt cỏ, thời gian sử dụng thích hợp. Thuốc tiền nẩy mầm có thể dùng BeBu 30WP, Butoxim 60EC, Venus300EC..., thuốc hậu nẩy mầm sớm Star 10WP, hậu nẩy mầm Pyanchor 3EC, 5EC, Pyanchor gold 8,5 EC.
Lưu ý vụ HT nước kém, phèn, mặn, sạ chay, sạ khô… nên khi phun thuốc trừ cỏ cần:
- Phun đủ lượng nước, thuốc theo đúng hướng dẫn trên nhãn.
- Giữ nước trên ruộng sau khi gieo cấy và phải đảm bảo có nước liên tục trên ruộng ít nhất 1 tuần sau khi phun thuốc.
- Không dùng nước phèn, lợ để pha thuốc.
Ngộ độc phèn, hữu cơ
Thường xảy ra trong vụ HT, để phòng ngừa ngộ độc hữu cơ, sau khi thu hoạch vụ ĐX, nên để đất nghỉ một thời gian để các chất hữu cơ phân hóa trong đất, xong mới gieo cấy tiếp vụ HT.
Để ngừa phèn, sau khi sạ, cấy (7 - 15 ngày), phải dẫn nước vào ruộng, không để để ruộng khô, có thể phun MKP (lân P2O5: 52%, Kali K2O: 34%) hay rải Cancium Nitrate (NO3: 15,5%, CaO: 26,5%) giúp giải độc phèn, phục hồi bộ rễ bị ngộ độc do phèn, ngộ độc hữu cơ, kích thích lúa đẻ nhánh, tăng tính chống chịu điều kiện bất lợi.
Ốc bươu vàng

 
10-45-57_dioto-250ec-480ml
 
Để phòng trị ốc bươu vàng cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp. Phải làm liên tục, rộng khắp và làm sớm trước khi mùa vụ bắt đầu.
Các biện pháp đơn giản, dễ làm, rất hiệu quả như đặt lưới chắn ở cống, bộng dẫn nước, vét rãnh, bắt ốc bằng tay, cắm cọc thu gom trứng, cày bừa kỹ, cày sâu, trước khi sạ dẫn nước vào ruộng nhử ốc trồi lên rồi diệt, sau khi sạ không đưa nước vào ruộng sớm.  
Chỉ giữ ruộng đủ ẩm, biện pháp cuối cùng mới dùng thuốc diệt ốc, thuốc phổ biến hiện nay là thuốc gốc Metaldehyde hay Niclosamide… như Bolis, vịt bầu, Dioto 250EC.
Cần lưu ý nếu phòng trị bằng thuốc hoá học nên theo đúng hướng dẫn trên nhãn và nếu phun nên pha thêm ít rỉ đường để tăng tính dẫn dụ và nên phun vào buổi chiều.
Để việc dùng thuốc trừ ốc có kết quả trước khi phun, rải phải đảm bảo có ốc trên ruộng, dùng đúng liều khuyến cáo.
Rầy nâu
Về biện pháp quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa, thời gian qua bà con đã có kinh nghiệm, nhiều nơi bà con áp dụng biện pháp tổng hợp rất nhuần nhuyễn như:
1 - Hạn chế trồng giống nhiễm, dùng giống xác nhận khuyến cáo.
2 - Gieo sạ đồng loạt (né rầy) theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
3 - Không sạ, cấy dầy, khi bón phân dùng bảng so màu để bón.
4 - Không để lúa chét, không để ruộng khô, nếu có thể nâng mực nước trên ruộng để diệt trứng.
5- Thăm đồng thường xuyên nhất là giai đoạn đầu 1 tháng sau sạ, thường xuyên theo dõi thông báo sâu bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng có rầy cần phòng trừ ngay.
6 - Phun thuốc đặc trị theo hướng dẫn của Cục BVTV như Butyl, Bascide, Mipcide, Bassan, Hopkill…
Rút kinh nghiệm trừ rầy các vụ trước, khi phun thuốc bà con chú ý phun vào gốc lúa, phun lúc sáng sớm, nhất là lúc chiều mát vì chiều mát rầy có khuynh hướng di chuyển lên trên, hay nếu di trú thuờng vào buổi chiều.
Khi phun nên sử dụng cần phun dài, cong, chỉnh bét phun sương và nhất là phải phun đủ lượng nước theo khuyến cáo, nếu lúa còn nhỏ có thể phun 4 - 5 bình 8 lít, nếu lúa lớn, nhiều rầy phải phun 6 - 8 bình/8 lít cho 1.000 m2.
Giai đoạn đầu nên phun thuốc ức chế lột xác Butyl 10WP, giai đoạn sau nếu mật số rầy quá cao cần dập tức thời có thể pha Butyl với Bascide hay Mipcide.
Việc phòng trừ rầy nâu trong giai đoạn đầu (1 tháng sau sạ) hết sức quan trọng trong việc hạn chế bệnh virus nên bà con cần lưu ý trừ rầy trong giai đoạn này.
Sâu cuốn lá

 

Là sâu hại phổ biến trên vùng lúa thâm canh cao là dịch hại đặc trưng của vụ HT. Sâu cuốn lá thường gây hại từ giai đoạn đẻ nhánh đến ngậm sữa, tuy nhiên cần chú ý phòng trừ là giai đoạn từ đòng - trổ.
Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, sâu cuốn lá gây hại sớm (trước 30 ngày sau cấy hay 40 ngày sau sạ) không làm giảm năng suất, do đó không cần phun thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên giai đoạn đòng - trổ, nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số cao, thì có thể làm giảm năng suất, trong trường hợp nầy cần thiết phải phun thuốc trừ sâu.
Cần chú ý để đạt hiệu quả nên phun sớm khi sâu còn nhỏ và nên luân phiên thuốc vì sâu cuốn lá hình thành tính kháng thuốc tương đối nhanh, các loại thuốc bà con có thể dùng như Sherzol EC, Sec Saigon 10 EC, 20EC, Comda gold 5 WG, Comda 250E… và nên phun thuốc vào lúc sáng sớm. (Còn nữa)
Theo: nongnghiep.vn