Dự báo sâu bệnh tuần từ 21-27/1
- Thứ hai - 21/01/2013 02:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
1. Các tỉnh phía Bắc
a) Trên mạ, lúa:
- Do rét gây ra hiện tượng trắng lá, một số diện tích có thể bị chết rét. Cần chăm sóc và chống rét cho mạ, lúa đã gieo, cấy.
- Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng và bọ trĩ… hại nhẹ trên mạ. Cần tiếp tục theo dõi.
- Chuột tiếp tục phát sinh tăng, nhưng ở mức độ nhẹ đến trung bình; triển khai công tác diệt chuột hại mạ, lúa tại các địa phương. Đồng thời, tập trung chỉ đạo phát động cộng đồng diệt trừ chuột ngay trước vụ ĐX 2012 - 2013.
- Theo dõi và phòng trừ ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ, đạo ôn trên những diện tích lúa bén rễ hồi xanh, vùng thấp trũng.
b) Trên cây trồng khác:
- Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, rệp… hại nhẹ ngô; bệnh mốc sương hại tăng trên cà chua, khoai tây. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời ở những diện tích có tỷ lệ, mật độ cao.
- Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc tại Nghệ An, ruộng trồng mới bằng giống không sạch bệnh. Cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn bệnh và thay thế những diện tích mía đã lưu gốc nhiều năm.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Trên lúa
- Sâu cuốn lá nhỏ, đạo ôn lá... phát sinh gây hại nhẹ lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái. Bọ trĩ, dòi đục nõn, sâu keo, sâu năn... hại lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột hại nhẹ phổ biến lúa ĐX xuống giống - đẻ nhánh, rải rác nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò...
- Ốc bươu vàng: Di chuyển và phân tán theo nguồn nước tưới.
b) Trên cây trồng khác
- Bệnh gỉ sắt, khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.
- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả - thu hoạch.
- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh, gây hại sắn tích lũy bột - thu hoạch.
3. Các tỉnh phía Nam
Tiếp tục thực hiện Công văn 2593/BVTV-TV, ngày 25/12/2012 của Cục trưởng Cục BVTV về việc tăng cường theo dõi và phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn trên lúa ĐX 2012 - 2013 tại các tỉnh Nam bộ; trong đó:
- Rầy nâu phổ biến tuổi 5 đến trưởng thành và di trú rộ từ ngày 21 -29/1/2013. Cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời khi rầy nâu xuất hiện với mật độ cao bằng các loại thuốc đặc trị.
- Bệnh đạo ôn lá vẫn phát triển trên lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhưng diện tích có thể giảm. Cần tập trung theo dõi phát hiện sớm bệnh và phòng trị kịp thời bằng các phương pháp như ngừng ngay phun thuốc kích thích sinh trưởng hoặc phân bón lá và giữ đủ nước trên ruộng có bệnh, đồng thời phun thuốc đặc hiệu để phòng trị bệnh theo nguyên tắc 4 đúng.
Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
KHUYẾN CÁO
Trên lúa: Rầy nâu phun Applaud 10WP với liều 80 - 100 g/bình 16 lít, phun khi rầy tuổi 1 - 3, phun kỹ gốc lúa. Trường hợp với áp lực rầy cao và gối lứa, sử dụng Applaud 10WP + Oncol 20C. Bệnh đạo ôn lá, thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện. Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào trước và sau trổ đều.
Trên cà phê: Bệnh khô cành sử dụng Carbenda supper 50SC, Manozeb 80WP phun khi bệnh chớm xuất hiện. Bệnh nặng phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam) phun Nicozol 12,5WP ướt đều tán lá khi bệnh chớm xuất hiện.Tùy tình hình bệnh phun lại lần 2.
Trên tiêu: Tuyến trùng rễ sử dụng Oncol 25WP tưới xung quanh gốc, rễ vào cuối mưa.
Cà chua: Bệnh sương mai sử dụng Gekko 20SC, Ridozeb 72WP khi bệnh chớm xuất hiện.
Sắn: Bệnh chổi rồng (nhện đỏ là đối tượng lan truyền) phun Takare 2EC khi mật độ 7 - 10 con trên lá và nhện ở tuổi còn nhỏ.
Theo nongnghiep.vn