“Gã khùng” mê ruộng hoang bỏ làm ông chủ, về quê... trồng lúa
- Thứ tư - 24/02/2016 02:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đang là ông chủ cây xăng dầu và cửa hàng bán gas, bếp gas ăn nên làm ra, bỗng một ngày anh Cao Văn Lâm (sinh năm 1977, ở xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, Hải Dương) quyết định rẽ ngang để làm một anh nông dân chân lấm tay bùn chính hiệu.
“Gã khùng” mê ruộng hoang
Năm 1999, tốt nghiệp đại học, anh Lâm về làm việc cho Công ty Than Đông Bắc (Quảng Ninh). Làm việc gần 10 năm, anh được tín nhiệm bầu làm quản lý của một tổ sản xuất, thu nhập cả chục triệu đồng/tháng. Khi lấy vợ là giáo viên ở quê, anh xin nghỉ việc về nhà lập nghiệp. Anh đầu tư vào mở cây xăng và cửa hàng bán gas, bếp gas. Công việc buôn bán ngày càng thuận lợi. Bỗng một ngày, ông chủ cửa hàng làm ăn phát đạt lại tự biến mình thành một anh nông dân chân lấm tay bùn.
Anh Cao Văn Lâm kiểm tra mạ khay trước khi cấy máy. Ảnh: Thu Hà
Kể về cái nghiệp gắn bó với ruộng đồng, anh Lâm bộc bạch: “Về quê, tôi thấy vào mỗi vụ cấy, gặt, bà con lại nhao nhao đi thuê người gặt với chi phí khá cao. Năm 2011, sẵn có vốn trong tay tôi đầu tư 1 máy gặt gần 300 triệu đồng để phục vụ bà con. Vụ đầu tiên, trừ chi phí tôi còn lãi cả trăm triệu đồng”.
Đi gặt thuê thấy bà con bỏ ruộng ê hề, năm 2012, anh Lâm bèn thuê lại hết ruộng bỏ hoang, tập trung tất cả được gần 40 mẫu để cày cấy. Quyết định này của anh gặp phải sự phản đối dữ dội của gia đình, ai cũng bảo anh là khùng, “sướng quá hóa rồ”... bởi nhiều lão nông tri điền lâu đời còn phải “nhả” ruộng ra, còn anh lại thích ôm đồm thứ người ta bỏ đi.
Phải áp dụng cơ giới hóa
“Người trồng lúa đang hòa hoặc lỗ vì phụ thuộc quá nhiều vào công lao động chân tay, nên muốn hiệu quả nhất định phải áp dụng cơ giới hóa” - anh Lâm nhận định. Nghĩ là làm, anh đầu tư 2 máy làm đất, 2 máy cấy, máy phun thuốc, 2 máy gặt đập liên hoàn.
Anh chọn giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá là giống chủ lực để gieo cấy. Anh Lâm tính, đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất sẽ tiết kiệm được 10% tiền thuê nhân công; diện tích ruộng rộng lớn, giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra sẽ cao hơn 3% so với diện tích manh mún, nhỏ lẻ; tiền mua vật tư nông nghiệp với số lượng lớn sẽ giảm khoảng hơn 5%. Ngoài ra, tùy theo khả năng tính toán của mỗi người sẽ cho thu lãi thêm từ 5 – 10% nữa...
Chúng tôi đến nhà khi anh Lâm vừa cấy máy thuê ở huyện Bình Giang về. Anh Lâm bảo: “Lúc đầu tôi tiến hành cấy máy, cả làng đổ ra xem vì tò mò. Thấy cấy máy mật độ cây lúa rất thưa (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 12cm), trong khi bà con hay cấy dày, đã có không ít lời bàn tán, chê bai. Vụ đó bà con cấy dày hỏng ăn, còn mình tôi cấy máy, cấy thưa thóc chất đầy kho”.
Nhân đà thắng lợi, vụ thứ 2 anh cấy máy 40 mẫu nhà mình và cấy thuê 40 mẫu nữa. Trải nghiệm thực tế thấy cấy máy bằng mạ khay giúp cây lúa khỏe, cứng, ít bị đổ, kháng được nhiều loại sâu bệnh, do mật độ thích hợp và cây đẻ nhánh rất khỏe, tiết kiệm được hạt giống nên đến vụ thứ 3 bà con kéo đến nhà anh nườm nượp thuê cấy máy. “Trước đây, tiền công cấy thủ công 200.000 đồng/sào thuê người còn khó, nhưng tôi cấy máy chỉ lấy 120.000 đồng/sào, cấy mạ khay thì 130.000 đồng. Vụ này tôi cấy máy 70 mẫu của nhà và nhận cấy thuê hơn 200 mẫu cho bà con” - anh Lâm chia sẻ.
Năm 1999, tốt nghiệp đại học, anh Lâm về làm việc cho Công ty Than Đông Bắc (Quảng Ninh). Làm việc gần 10 năm, anh được tín nhiệm bầu làm quản lý của một tổ sản xuất, thu nhập cả chục triệu đồng/tháng. Khi lấy vợ là giáo viên ở quê, anh xin nghỉ việc về nhà lập nghiệp. Anh đầu tư vào mở cây xăng và cửa hàng bán gas, bếp gas. Công việc buôn bán ngày càng thuận lợi. Bỗng một ngày, ông chủ cửa hàng làm ăn phát đạt lại tự biến mình thành một anh nông dân chân lấm tay bùn.
Anh Cao Văn Lâm kiểm tra mạ khay trước khi cấy máy. Ảnh: Thu Hà
Kể về cái nghiệp gắn bó với ruộng đồng, anh Lâm bộc bạch: “Về quê, tôi thấy vào mỗi vụ cấy, gặt, bà con lại nhao nhao đi thuê người gặt với chi phí khá cao. Năm 2011, sẵn có vốn trong tay tôi đầu tư 1 máy gặt gần 300 triệu đồng để phục vụ bà con. Vụ đầu tiên, trừ chi phí tôi còn lãi cả trăm triệu đồng”.
Đi gặt thuê thấy bà con bỏ ruộng ê hề, năm 2012, anh Lâm bèn thuê lại hết ruộng bỏ hoang, tập trung tất cả được gần 40 mẫu để cày cấy. Quyết định này của anh gặp phải sự phản đối dữ dội của gia đình, ai cũng bảo anh là khùng, “sướng quá hóa rồ”... bởi nhiều lão nông tri điền lâu đời còn phải “nhả” ruộng ra, còn anh lại thích ôm đồm thứ người ta bỏ đi.
Phải áp dụng cơ giới hóa
Ngay từ khi quyết định làm đại điền, tôi đã nghĩ đến việc phải bắt tay với các doanh nghiệp để cùng hợp tác làm ăn. Tôi đang ký kết kết hợp đồng trồng lúa giống với Công ty Giống cây trồng Hải Dương nên đầu ra rất ổn định”. Anh Cao Văn Lâm |
Anh chọn giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá là giống chủ lực để gieo cấy. Anh Lâm tính, đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất sẽ tiết kiệm được 10% tiền thuê nhân công; diện tích ruộng rộng lớn, giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra sẽ cao hơn 3% so với diện tích manh mún, nhỏ lẻ; tiền mua vật tư nông nghiệp với số lượng lớn sẽ giảm khoảng hơn 5%. Ngoài ra, tùy theo khả năng tính toán của mỗi người sẽ cho thu lãi thêm từ 5 – 10% nữa...
Chúng tôi đến nhà khi anh Lâm vừa cấy máy thuê ở huyện Bình Giang về. Anh Lâm bảo: “Lúc đầu tôi tiến hành cấy máy, cả làng đổ ra xem vì tò mò. Thấy cấy máy mật độ cây lúa rất thưa (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 12cm), trong khi bà con hay cấy dày, đã có không ít lời bàn tán, chê bai. Vụ đó bà con cấy dày hỏng ăn, còn mình tôi cấy máy, cấy thưa thóc chất đầy kho”.
Nhân đà thắng lợi, vụ thứ 2 anh cấy máy 40 mẫu nhà mình và cấy thuê 40 mẫu nữa. Trải nghiệm thực tế thấy cấy máy bằng mạ khay giúp cây lúa khỏe, cứng, ít bị đổ, kháng được nhiều loại sâu bệnh, do mật độ thích hợp và cây đẻ nhánh rất khỏe, tiết kiệm được hạt giống nên đến vụ thứ 3 bà con kéo đến nhà anh nườm nượp thuê cấy máy. “Trước đây, tiền công cấy thủ công 200.000 đồng/sào thuê người còn khó, nhưng tôi cấy máy chỉ lấy 120.000 đồng/sào, cấy mạ khay thì 130.000 đồng. Vụ này tôi cấy máy 70 mẫu của nhà và nhận cấy thuê hơn 200 mẫu cho bà con” - anh Lâm chia sẻ.
Theo danviet.vn